Chăn Nuôi Gia Cầm Có Dấu Hiệu Khởi Sắc

Đến thời điểm hiện nay, chăn nuôi gia cầm phát triển ổn định và đang có dấu hiệu khởi sắc. Tập trung chủ yếu ở đàn gà công nghiệp do các hộ và trang trại hợp đồng nuôi cho một số doanh nghiệp nước ngoài nên có đầu ra ổn định.
Đối với đàn vịt cũng có bước phát triển, chủ yếu ở hộ gia đình và trang trại. Riêng đối với đàn ngan, ngỗng phát triển không ổn định do nuôi nhỏ lẻ. Sản lượng thịt gà trong 9 tháng đạt hơn 7.700 tấn, tăng gần 2,5%; vịt đạt 1.700 tấn, tăng 2,7%; ngan, ngỗng đạt 61 tấn, tăng 1,67% so cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, nuôi chim cút có dấu hiệu chựng lại, do điều kiện nuôi chủ yếu tập trung trong khu dân cư, bốc mùi hôi gây ô nhiễm môi trường, tác động đến đời sống của những người chung quanh.
Trong khi chăn nuôi gia cầm đang khởi sắc lại, thì chăn nuôi gia súc có xu hướng giảm mạnh ở đàn trâu, bò do bị thu hẹp diện tích chăn thả. Nuôi heo cũng giảm do chi phí thức ăn và phòng bệnh cao, trong khi giá cả liên tục rớt. Do hiệu quả thấp, nhiều rủi ro nên nhiều hộ nuôi quy mô nhỏ lẻ ngưng sản xuất, một số trang trại cũng giảm đàn.
Theo Cục Thống kê Tây Ninh, 9 tháng năm 2013, sản lượng thịt trâu xuất chuồng ước đạt 2.280 tấn, giảm hơn 10% so cùng kỳ; sản lượng thịt bò (trên 5.650 tấn), thịt heo (đạt 32.730 tấn) đều giảm 5% so cùng kỳ.
Có thể bạn quan tâm

Cây bưởi Diễn dễ trồng, dễ chăm sóc, được thị trường ưa chuộng, đầu ra ổn định, cho hiệu quả kinh tế cao từ 250 - 300 triệu đồng/ha. Do đó, từ những hộ dân trồng manh mún ban đầu, đến nay, xóm Đại Đồng (xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình) đã có khoảng 60 hộ trồng bưởi Diễn với tổng diện tích trên 30 ha.

Thăm vườn đu đủ Long An ruột vàng của gia đình nông dân Dương Trường Sơn (39 tuổi), ở thôn 4, xã Tân Phúc (Hàm Tân - Bình Thuận), chúng tôi ghi nhận cách làm mới anh đang áp dụng trên vùng đất còn nhiều khó khăn. Để có vườn đu đủ xanh tốt, cho trái nhiều như hiện nay, anh Sơn trải qua bao vất vả khổ cực.

Nắm bắt được nhu cầu của thị trường cũng như sở thích của khách hàng, nên từ sản xuất mai vàng, cơ sở của anh Hồ Thanh Tòng ở xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách (Bến Tre) chuyển sang trồng các loại kiểng trái.

Ngày 30/12, UBND tỉnh Quảng Nam thông qua quyết định cấp bổ sung hơn 300 triệu đồng cho huyện Duy Xuyên, từ nguồn dự phòng ngân sách tỉnh năm 2014, để thực hiện chi hỗ trợ cho các chủ vật nuôi có gia cầm bị tiêu hủy do dịch bệnh. Trong năm qua, huyện Duy Xuyên tiêu hủy hơn 14.000 con vịt bị nhiễm cúm gia cầm.

Tuy nhiên, qua thực tế cho thấy công tác ứng dụng KHCN vào sản xuất vẫn còn nhiều hạn chế, tỷ lệ các hộ nông dân ứng dụng KHCN còn ít. Vì vậy, chất lượng, sản phẩm, giá trị tạo ra từ KHCN vẫn chưa cao, sức cạnh tranh của nông sản Bình Thuận còn yếu.