Chăn Nuôi Gà Giò Trong Thời Tiết Nóng

Nhiệt độ cơ thể gà thường ở mức 41 độ C. Nhiệt độ cao giúp gà bù tổn thất nhiệt, nước, đây cũng là cơ chế giúp gà điều phối nhiệt, lưu thông máu trong cơ thể đến các bộ phận như cánh, cổ, chân. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ bên ngoài tăng cao sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của gà. Vì vậy, khi nuôi gà trong mùa nóng, bà con cần lưu ý một số vấn đề sau:
![]() Cung cấp nước đầy đủ |
![]() Chuồng trại thoáng mát |
Hiệu ứng stress nhiệt
Khi nhiệt độ tăng cao, các hoạt động của gà bắt đầu thay đổi, giảm cho ăn là yếu tố quan trọng để giữ an toàn cho cơ thể, giảm stress nhiệt.
Quản lý trong môi trường nuôi trong nhà
Để tạo môi trường nuôi lý tưởng, giảm tổn thất nhiệt cơ thể cho gà cần chú ý:
- Chuồng trại phải có hệ thống thông gió thích hợp khi trời nóng.
- Có hệ thống thoát không khí nhiệt thải của gà.
- Có hệ thống làm lạnh không khí vào chuồng.
Phương pháp tối ưu hiện nay là áp dụng kỹ thuật thông gió và bốc hơi kiểu đường hầm (Tunnelventilation).
Quản lý mật độ
Chỉ nên nuôi với số lượng vừa phải, nuôi quá đông sẽ làm cho lượng nhiệt trong đàn gà tăng cao.
Quản lý nước
Cần cấp đủ nước cho gà, đặc biệt là nước sạch. Mức nước cung cấp cho gà tăng 6% nếu nhiệt độ môi trường tăng thêm 1 độ C, đến ngưỡng 20 độ C, số lượng tăng trung bình 1,8 - 2 lần so với mức bình thường. Ngoài ra, cần bổ sung 8g bicacbonatnatri (sodium bicarbonate) cho 100 lít nước uống hoặc 2,5g/kg thức ăn nhất là đối với gà giò.
Về thức ăn
Nên bổ sung dưỡng chất vào thức ăn để làm tăng tính tiêu hóa cho gà như protein, axít amin.
Tăng cường mỡ và các chất carbohydrate để tăng thành phần tạo năng lượng cho gà nhằm bù mức tổn thất nhiệt.
- Tăng cường vitamin (E, D, A, C, B2) và khoáng chất giúp gà chống lại stress nhiệt.
Những chú ý khác
Khi nhiệt độ tăng, gà thường có khả năng duy trì sự cân bằng giữa quá trình sản xuất nhiệt và tổn thất nhiệt vì vậy phải giảm lượng ăn đầu vào. Theo hướng dẫn, nhiệt độ tăng 1 độ C thì giảm 1,25% thức ăn và giảm khoảng 5% trong phạm vi 32 - 38 độ C. Ngoài ra, thức ăn phải đảm bảo:
- Chất lượng tốt, dễ ăn, dễ tiêu hóa.
- Thức ăn không được lưu giữ quá 1 tuần.
- Không nên cho gà ăn vào thời điểm nóng nhất trong ngày.
- Nên cho gà ăn trong điều kiện ánh sáng vừa phải.
Có thể bạn quan tâm

Một cơ sở sản xuất phôi nấm công suất lớn, đầu tư quy mô, bài bản, mỗi tháng cung cấp hàng trăm ngàn phôi nấm tai mèo cho nông dân. Đó là cơ sở nấm của hai ông chủ rất trẻ đặt tại thôn K’Long, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng. Không chỉ với nấm tai mèo, cơ sở còn đang chinh phục thêm nấm linh chi Đà Lạt với mục tiêu đưa linh chi Đà Lạt vào sản xuất rộng rãi.

Chi cục Bảo vệ thực vật Tây Ninh cho biết, vụ Đông xuân 2013 – 2014, toàn tỉnh xuống giống được 22.145 ha mì tại 8 huyện: Tân Châu, Tân Biên, Châu Thành, Dương Minh Châu, Trảng Bàng, Gò Dầu, Bến Cầu, Hòa Thành và thành phố Tây Ninh.

Khi đặt chân đến bãi cát biển hoang hoá của xã Thạch, Thạch Hà - Hà Tĩnh, chúng tôi ngỡ ngàng có hơn 30 ha cây trồng xanh ngút ngàn giữa mênh mông cát trắng.

1 năm trở lại đây, xuất hiện nhiều nhóm người ở các tỉnh phía Bắc vào miền Trung tìm mua cây huỳnh đàn có từ 5 đến 7 năm trở lên với giá hàng chục triệu đồng/cây. Có điều lạ là họ chọn mua cây rất gắt gao, thậm chí cả một huyện chỉ mua một vài cây. Trước khi quyết định mua, họ khoan vào thân cây kiểm tra đường kính, chất lượng lõi. Thực trạng trên khiến nhiều người nghi ngờ, liệu đây có phải chiêu “nhử mồi”, sau đó bán cây giống với giá cao.

Với sản lượng đưa ra thị trường khoảng 35.000 tấn bưởi/năm, sau khi trừ các khoản chi phí công chăm sóc, phân bón, thuốc trừ sâu… nông dân có thu nhập bình quân khoảng 150 triệu đồng/ha/năm. Đặc biệt, nhiều hộ canh tác hiệu quả có thu nhập từ 250- 300 triệu đồng/ha/năm.