Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chăn Nuôi Gà Giò Trong Thời Tiết Nóng

Chăn Nuôi Gà Giò Trong Thời Tiết Nóng
Ngày đăng: 05/06/2011

Nhiệt độ cơ thể gà thường ở mức 41 độ C. Nhiệt độ cao giúp gà bù tổn thất nhiệt, nước, đây cũng là cơ chế giúp gà điều phối nhiệt, lưu thông máu trong cơ thể đến các bộ phận như cánh, cổ, chân. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ bên ngoài tăng cao sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của gà. Vì vậy, khi nuôi gà trong mùa nóng, bà con cần lưu ý một số vấn đề sau:

ga-chong-nong cho ga
Cung cấp nước đầy đủ
ga-nuoi ga trong mua nong
Chuồng trại thoáng mát

Hiệu ứng stress nhiệt

Khi nhiệt độ tăng cao, các hoạt động của gà bắt đầu thay đổi, giảm cho ăn là yếu tố quan trọng để giữ an toàn cho cơ thể, giảm stress nhiệt.

Quản lý trong môi trường nuôi trong nhà

Để tạo môi trường nuôi lý tưởng, giảm tổn thất nhiệt cơ thể cho gà cần chú ý:

- Chuồng trại phải có hệ thống thông gió thích hợp khi trời nóng.

- Có hệ thống thoát không khí nhiệt thải của gà.

- Có hệ thống làm lạnh không khí vào chuồng.

Phương pháp tối ưu hiện nay là áp dụng kỹ thuật thông gió và bốc hơi kiểu đường hầm (Tunnelventilation).

Quản lý mật độ

Chỉ nên nuôi với số lượng vừa phải, nuôi quá đông sẽ làm cho lượng nhiệt trong đàn gà tăng cao.

Quản lý nước

Cần cấp đủ nước cho gà, đặc biệt là nước sạch. Mức nước cung cấp cho gà tăng 6% nếu nhiệt độ môi trường tăng thêm 1 độ C, đến ngưỡng 20 độ C, số lượng tăng trung bình 1,8 - 2 lần so với mức bình thường. Ngoài ra, cần bổ sung 8g bicacbonatnatri (sodium bicarbonate) cho 100 lít nước uống hoặc 2,5g/kg thức ăn nhất là đối với gà giò.

Về thức ăn

Nên bổ sung dưỡng chất vào thức ăn để làm tăng tính tiêu hóa cho gà như protein, axít amin.

Tăng cường mỡ và các chất carbohydrate để tăng thành phần tạo năng lượng cho gà nhằm bù mức tổn thất nhiệt.

- Tăng cường vitamin (E, D, A, C, B2) và khoáng chất giúp gà chống lại stress nhiệt.

Những chú ý khác

Khi nhiệt độ tăng, gà thường có khả năng duy trì sự cân bằng giữa quá trình sản xuất nhiệt và tổn thất nhiệt vì vậy phải giảm lượng ăn đầu vào. Theo hướng dẫn, nhiệt độ tăng 1 độ C thì giảm 1,25% thức ăn và giảm khoảng 5% trong phạm vi 32 - 38 độ C. Ngoài ra, thức ăn phải đảm bảo:

- Chất lượng tốt, dễ ăn, dễ tiêu hóa.

- Thức ăn không được lưu giữ quá 1 tuần.

- Không nên cho gà ăn vào thời điểm nóng nhất trong ngày.

- Nên cho gà ăn trong điều kiện ánh sáng vừa phải.


Có thể bạn quan tâm

Thành công nhờ liên kết trong sản xuất Thành công nhờ liên kết trong sản xuất

5 năm qua, hàng ngàn lượt hộ nông dân được vay vốn phát triển sản xuất, Khánh Hòa được đánh giá là một trong số ít tỉnh huy động và sử dụng vốn Quỹ HTND hiệu quả nhất nước.

14/09/2015
Người hồi sinh thung lũng Cọ Phiêng Dìa Người hồi sinh thung lũng Cọ Phiêng Dìa

Không chỉ hồi sinh thung lũng Cọ Phiêng Dìa hoang hóa, anh Lò Văn Nghĩ (bản Sẳng, xã Chiềng Xôm, thành phố Sơn La) còn trực tiếp hướng dẫn các hộ nghèo cách làm ăn bằng chính mô hình trang trại của mình.

14/09/2015
Lạ đời giống gà ta có lông mọc dưới chân Lạ đời giống gà ta có lông mọc dưới chân

Dù chỉ là giống gà ta bình thường chứ không phải loại quý hiếm như gà Tò "tiến vua" ở Quỳ Phụ (Thái Bình) nhưng cặp gà gồm 1 trống, 1 mái của bà Nguyễn Thị Nga (52 tuổi, ở thị trấn Trà Xuân, huyện Trà Bồng, Quảng Ngãi) vẫn có lông phủ từ khuỷu đến tận bàn chân.

14/09/2015
Về thông tin tẩm độc sầu riêng ở Đăk Lăk Coi chừng nông dân vạ lây Về thông tin tẩm độc sầu riêng ở Đăk Lăk Coi chừng nông dân vạ lây

Nhiều cơ sở thu mua sầu riêng tại Đăk Lăk vừa bị phát hiện dùng hóa chất tẩm cho sầu riêng chín nhanh, đều. Chưa biết tác hại thực sự của việc làm này đến đâu, song rõ ràng đã ít nhiều ảnh hưởng đến thương hiệu sầu riêng Đăk Lăk.

14/09/2015
Thoát cảnh ăn sáng lo trưa, khấm khá hơn nhờ cừu Thoát cảnh ăn sáng lo trưa, khấm khá hơn nhờ cừu

15 năm về trước, kinh tế gia đình anh Nguyễn Thành Nga (thôn Gò Sạn, xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận) rất khó khăn, tình cảnh “ăn sáng lo trưa”. Gia đình anh chỉ khá lên kể từ khi anh vay được nguồn vốn của Ngân hàng NNPTNT huyện Thuận Bắc để làm ăn.

14/09/2015