Chăn nuôi chú trọng chất lượng
Phát huy cây, con thế mạnh
Theo Sở Nông nghiệp- PTNT, toàn tỉnh Vĩnh Long hiện có 115 trang trại chăn nuôi, 744 gia trại chủ yếu nuôi heo, gà, vịt. Đến tháng 4/2015, toàn tỉnh có hơn 358.000 con heo, tăng 3,3%, đàn bò có khoảng 64.000 con, tăng 17,5%, gia cầm có trên 7 triệu con, tăng 8,5% so cùng kỳ.
Đáng phấn khởi là 6 tháng qua không xảy ra lở mồm long móng trên gia súc, tai xanh trên heo. Để tái thiết ngành chăn nuôi hướng nâng cao chất lượng, Sở Nông nghiệp- PTNT đang tập trung thực hiện nhiều mô hình như: chăn nuôi vịt chuyên trứng an toàn sinh học, nuôi heo đệm lót sinh học theo hướng VietGAP...
Theo đề án tái cơ cấu nông nghiệp giai đoạn 2014 - 2020, tùy từng địa phương có thể đầu tư phát huy cây, con thế mạnh. Vũng Liêm có nhiều lợi thế chăn nuôi bò. Toàn huyện hiện có hơn 23.000 con, chiếm tỷ lệ 42,5% tổng đàn bò trong tỉnh, tỷ lệ bò lai sind đạt 87%.
Với hơn 500ha trồng cỏ, chưa kể tận dụng phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp làm thức ăn, bò là vật nuôi rất phù hợp với người nghèo cho hiệu quả kinh tế cao. Thực tế, trồng 1 công cỏ có thể nuôi từ 3 - 4 con bò, so sánh 1 công ruộng thời điểm này lời khoảng 2 triệu đồng/vụ.
Trong khi 1 năm trồng cỏ nuôi 4 con bò bảo đảm lợi nhuận khoảng 30 triệu đồng. Địa phương còn đang khuyến khích phát triển hàng chục mô hình nuôi thủy sản như nuôi lươn, nuôi cá chình, cá lóc…
Mục tiêu phấn đấu nâng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp đến năm 2016 đạt 25%. Góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao thu nhập bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 32 triệu đồng/người/năm. Giải quyết việc làm cho một số lao động nhàn rỗi, tận dụng triệt để những phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp để làm nguồn thức ăn cho bò.
Mang Thít thực hiện mô hình “Hỗ trợ chăn nuôi gà thả vườn trên đệm lót sinh thái” quy mô 3.000 con giống gà ta thả vườn, ứng dụng công nghệ đệm lót bằng chế phẩm sinh học. TX Bình Minh chú trọng phát triển mô hình chăn nuôi có quy mô vừa và nhỏ.
Toàn huyện có hơn 52 mô hình, chủ yếu là nuôi heo, bò, gà thả vườn; nuôi cá trong ao, mương vườn. Trong đó có 42 mô hình chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học. Các mô hình chủ yếu lấy công làm lời, tận dụng phế phẩm làm thức ăn nhằm giảm chi phí chăn nuôi, ít rủi ro nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Tăng chất lượng cá tra
Theo nhận định ngành chuyên môn, bất cập chất lượng, vùng nuôi thiếu ổn định… đã đẩy việc sản xuất và tiêu thụ cá tra thời gian qua gặp không ít khó khăn. Tới đây, Nghị định 36/2014/NĐ-CP về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra của Chính phủ sẽ là công cụ pháp lý cần thiết, tạo cơ chế để có thể kiểm soát sản xuất, giám sát tình hình tiêu thụ sản phẩm, buộc người nuôi nghiêm túc thực hiện.
Nhìn chung nuôi cá tra thâm canh có xu hướng phát triển. Toàn tỉnh hiện có 442ha nuôi cá tra thâm canh tăng 3,9% hay 16,5ha so cùng kỳ. So với đầu năm diện tích treo ao giảm 3,9ha để chuyển sang nuôi các đối tượng khác hoặc chuyển chuẩn bị ao để thả nuôi lại.
Diện tích đang nuôi giảm do hiện giá cá giống đang ở mức cao nên người nuôi sau khi thu hoạch chưa thả lại. Ước sản lượng thu hoạch cá tra thâm canh 39.550 tấn, giảm 10.450 tấn so cùng kỳ. Giá thu mua cá tra nguyên liệu tại ao 6 tháng qua dao động theo chiều hướng giảm, trung bình 20.000 - 25.000 đ/kg.
Trong đó, 4 tháng đầu năm giá cả tương đối ổn định, người nuôi có lãi. Nhưng đến tháng 5 và đầu tháng 6 giá cá đã giảm xuống thấp 20.000 - 20.500 đ/kg, người nuôi lỗ từ 1.500 - 3.000 đ/kg. Trước tình hình đó, tỉnh phát triển đa dạng hóa các đối tượng và mô hình nuôi thủy sản, khuyến khích nuôi cá mương vườn.
Theo Thạc sĩ Phạm Thị Thu Hồng- Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản, 95% sản lượng cá tra xuất khẩu, vì vậy ngành không tăng sản lượng mà thay vào đó là nâng cao chất lượng để cung ứng tốt hơn.
Bên cạnh, nhằm tránh thừa hàng dội chợ, ngành nông nghiệp khuyến khích đa dạng các đối tượng và mô hình nuôi thủy sản, khuyến khích người dân nuôi cá mương vườn, ao hồ, vì có thể tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên, giá cả ổn định, tiêu thụ thuận lợi.
Theo Tiến sĩ Võ Hùng Dũng- Giám đốc VCCI Cần Thơ, cá tra vẫn giữ ngôi vô địch năng suất cao. Tuy nhiên, ngành cá phải vượt qua những khó khăn về rào cản kỹ thuật từ nhiều quốc gia dựng lên. Xu hướng thị trường 2 năm tới nhu cầu nhập khẩu cá tra của EU và Mỹ sẽ giảm, các thị trường mới, đặc biệt là thị trường Trung Quốc sẽ tăng.
Để nâng cao giá trị cho cá tra phải làm tốt khâu cung cấp hàng cho các nhà nhập khẩu nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước cần xây dựng được các mạng lưới phân phối, bán lẻ hàng ở nước ngoài.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm giúp người chăn nuôi có đầu ra ổn định và hướng tới mục tiêu cung cấp những sản phẩm chăn nuôi chất lượng, Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội đã chủ động làm "cầu nối" để các cơ sở giết mổ và doanh nghiệp chế biến tiêu thụ sản phẩm ký kết hợp tác với cơ sở chăn nuôi trên địa bàn TP.

Trúng đậm phải kể đến tàu cá của ngư dân Huỳnh Sỹ, chỉ một mẻ lưới đã thu hơn 5 tấn cá sòng. Sau khi trừ chi phí, ông lãi gần 20 triệu đồng, ngư dân đi bạn được chia 4 triệu đồng.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, đến nay toàn tỉnh thả nuôi trên 70.000/89.000ha tôm, đạt gần 79% kế hoạch, tăng 6% so với cùng kỳ. Trong đó diện tích nuôi tôm công nghiệp là 702ha, quảng canh cải tiến trên 13.740ha và tôm-lúa là 55.780ha.

Nắng nóng kéo dài, cùng với việc bất cẩn của người dân đã làm nhiều diện tích mía tại cánh đồng Ktung (xã Tơ Tung, Gia Lai) bị thiêu rụi.

Để giúp nông dân ở vùng ngập mặn thay thế vụ nuôi tôm sú trong mùa mưa - thường xuyên gặp rủi ro, thua lỗ, do điều kiện thời tiết, môi trường diễn biến bất lợi, những năm qua, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Trà Vinh đã phối hợp với Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh tổ chức thực hiện đề tài nuôi thực nghiệm “Luân canh tôm càng xanh thương phẩm trong ao nuôi tôm sú” tại địa bàn các huyện ven biển.