Chăn Nuôi Cầm Chừng Vì Giá Bán Thấp

Chăn nuôi là thế mạnh của huyện Bảo Thắng (Lào Cai) nhiều năm qua, mặc dù vậy, người sản xuất ở huyện Bảo Thắng hiện đang phải sản xuất "cầm chừng" bởi những khó khăn do khách quan.
Chị Trần Thị Yên, thôn An Hồng, xã Sơn Hà (Bảo Thắng) xây dựng mô hình chăn nuôi theo hình thức trang trại với trên 3.000 con gà thịt/lứa (mỗi năm 2 lứa), chăn nuôi 10 con lợn nái và 120 con lợn thịt. Cuối tháng 4/2013, số lợn thịt trong chuồng đã đến tuổi xuất bán nhưng chị Yên vẫn không tìm được đầu ra. Chị Yên cho biết, hiện trung bình mỗi ngày chi phí nuôi đàn lợn và đàn gia cầm thua lỗ hơn 20 triệu đồng, nên lúc nào chị cũng như ngồi trên đống lửa. Đó là chưa kể tới khoản lỗ do thời tiết nắng nóng khiến gà bị chết. Tương tự, Hợp tác xã chăn nuôi Quý Hiền (cơ sở chăn nuôi lớn nhất của huyện Bảo Thắng) hiện mỗi ngày đang phải chịu lỗ vài chục triệu đồng do giá bán thấp và khó tìm đầu ra cho sản phẩm. Trên 1.000 con lợn thịt và hơn 1 trăm tấn gà đang tồn và chưa có khách hỏi mua.
Chăn nuôi là thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn tại Bảo Thắng. Năm 2012, toàn huyện nuôi 139.000 con lợn, sản lượng lợn thịt trên 10 nghìn tấn, hơn 1 triệu con gia cầm được xuất bán hàng năm. Bảo Thắng có những thuận lợi cơ bản trong chăn nuôi như thị trường tiêu thụ lớn với dân số hơn 10 vạn người, đây còn là nơi giao thoa, trung chuyển hàng hóa của nhiều vùng. Cùng với đó, các khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với số lao động hàng chục nghìn người cũng là thị trường tiêu thụ thực phẩm rất lớn. Bảo Thắng cũng là địa phương có trình độ dân trí khá cao, người dân nhạy bén với sản xuất, thị trường và am hiểu kỹ thuật chăn nuôi. Mặc dù vậy, người sản xuất ở huyện Bảo Thắng hiện đang phải chăn nuôi "cầm chừng" bởi những khó khăn do khách quan.
Một trong những vấn đề được nói đến nhiều nhưng vẫn chưa có cách tháo gỡ, đó là thị trường tiêu thụ sản phẩm đang phụ thuộc vào các thương lái, đối tượng này thường lợi dụng để ép giá xuống mức thấp hơn thực tế và tạo môi trường giá thiếu ổn định. Trước tình hình đó, người sản xuất phải chịu thiệt hại hơn khi giá đầu tư đầu vào luôn biến động theo chiều hướng tăng. Ngoài ra còn phải kể đến yếu tố như sản phẩm chăn nuôi nhập lậu với giá thấp, gây lũng đoạn thị trường, áp lực dịch bệnh liên tục xảy ra với những diến biến phức tạp. Hiện giá lợn thịt xuất bán đang ở mức 33 - 36 nghìn đồng/kg, giá gà thịt từ 30 - 32 nghìn đồng/kg. Trong khi đó, theo tính toán, giá lợn thịt khi bán với giá từ 40 - 42 nghìn đồng/kg, giá gà thịt là 42 - 45 nghìn/kg, người nông dân vẫn chạm mức thua lỗ.
Theo ông Lê Tân Phong, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh, thì giải pháp lâu dài cho vấn đề này là phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, quy mô lớn, nâng cao chất lượng sản phẩm, có vành đai an toàn kiểm soát dịch bệnh. Hướng đi cụ thể là quy hoạch bền vững vùng chăn nuôi kết hợp với chủ động sản xuất nguồn giống, phát huy những giống bản địa, vật nuôi đặc sản.
Cần hơn sự liên kết giữa những người chăn nuôi để điều tiết thị trường, tránh ép giá, hình thành các vùng chăn nuôi chuyên sâu. Các địa phương cần làm tốt công tác quản lý thị trường, tránh tình trạng để các tư thương liên kết thao túng thị trường. Hiện Hợp tác xã chăn nuôi Quý Hiền đang có Dự án xây dựng nhà máy giết, mổ gia súc, gia cầm tại huyện Bảo Thắng, nếu thành công thì đây sẽ là cơ sở quan trọng trong kiểm soát chất lượng sản phẩm chăn nuôi và củng cố niềm tin với người tiêu dùng.
Mục tiêu chăn nuôi bền vững không thể thiếu sự liên kết chặt chẽ của Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông, nhà doanh nghiệp và có lẽ trong tình hình hiện nay còn cần thêm cả sự hỗ trợ của các tổ chức tín dụng. Nhà nước cũng cần có những điều tiết kịp thời về cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn cho người chăn nuôi.Chăn nuôi là thế mạnh của huyện Bảo Thắng (Lào Cai) nhiều năm qua, mặc dù vậy, người sản xuất ở huyện Bảo Thắng hiện đang phải sản xuất "cầm chừng" bởi những khó khăn do khách quan.
Chị Trần Thị Yên, thôn An Hồng, xã Sơn Hà (Bảo Thắng) xây dựng mô hình chăn nuôi theo hình thức trang trại với trên 3.000 con gà thịt/lứa (mỗi năm 2 lứa), chăn nuôi 10 con lợn nái và 120 con lợn thịt. Cuối tháng 4/2013, số lợn thịt trong chuồng đã đến tuổi xuất bán nhưng chị Yên vẫn không tìm được đầu ra. Chị Yên cho biết, hiện trung bình mỗi ngày chi phí nuôi đàn lợn và đàn gia cầm thua lỗ hơn 20 triệu đồng, nên lúc nào chị cũng như ngồi trên đống lửa. Đó là chưa kể tới khoản lỗ do thời tiết nắng nóng khiến gà bị chết. Tương tự, Hợp tác xã chăn nuôi Quý Hiền (cơ sở chăn nuôi lớn nhất của huyện Bảo Thắng) hiện mỗi ngày đang phải chịu lỗ vài chục triệu đồng do giá bán thấp và khó tìm đầu ra cho sản phẩm. Trên 1.000 con lợn thịt và hơn 1 trăm tấn gà đang tồn và chưa có khách hỏi mua.
Chăn nuôi là thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn tại Bảo Thắng. Năm 2012, toàn huyện nuôi 139.000 con lợn, sản lượng lợn thịt trên 10 nghìn tấn, hơn 1 triệu con gia cầm được xuất bán hàng năm. Bảo Thắng có những thuận lợi cơ bản trong chăn nuôi như thị trường tiêu thụ lớn với dân số hơn 10 vạn người, đây còn là nơi giao thoa, trung chuyển hàng hóa của nhiều vùng. Cùng với đó, các khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với số lao động hàng chục nghìn người cũng là thị trường tiêu thụ thực phẩm rất lớn. Bảo Thắng cũng là địa phương có trình độ dân trí khá cao, người dân nhạy bén với sản xuất, thị trường và am hiểu kỹ thuật chăn nuôi. Mặc dù vậy, người sản xuất ở huyện Bảo Thắng hiện đang phải chăn nuôi "cầm chừng" bởi những khó khăn do khách quan.
Một trong những vấn đề được nói đến nhiều nhưng vẫn chưa có cách tháo gỡ, đó là thị trường tiêu thụ sản phẩm đang phụ thuộc vào các thương lái, đối tượng này thường lợi dụng để ép giá xuống mức thấp hơn thực tế và tạo môi trường giá thiếu ổn định. Trước tình hình đó, người sản xuất phải chịu thiệt hại hơn khi giá đầu tư đầu vào luôn biến động theo chiều hướng tăng. Ngoài ra còn phải kể đến yếu tố như sản phẩm chăn nuôi nhập lậu với giá thấp, gây lũng đoạn thị trường, áp lực dịch bệnh liên tục xảy ra với những diến biến phức tạp. Hiện giá lợn thịt xuất bán đang ở mức 33 - 36 nghìn đồng/kg, giá gà thịt từ 30 - 32 nghìn đồng/kg. Trong khi đó, theo tính toán, giá lợn thịt khi bán với giá từ 40 - 42 nghìn đồng/kg, giá gà thịt là 42 - 45 nghìn/kg, người nông dân vẫn chạm mức thua lỗ.
Theo ông Lê Tân Phong, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh, thì giải pháp lâu dài cho vấn đề này là phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, quy mô lớn, nâng cao chất lượng sản phẩm, có vành đai an toàn kiểm soát dịch bệnh. Hướng đi cụ thể là quy hoạch bền vững vùng chăn nuôi kết hợp với chủ động sản xuất nguồn giống, phát huy những giống bản địa, vật nuôi đặc sản.
Cần hơn sự liên kết giữa những người chăn nuôi để điều tiết thị trường, tránh ép giá, hình thành các vùng chăn nuôi chuyên sâu. Các địa phương cần làm tốt công tác quản lý thị trường, tránh tình trạng để các tư thương liên kết thao túng thị trường. Hiện Hợp tác xã chăn nuôi Quý Hiền đang có Dự án xây dựng nhà máy giết, mổ gia súc, gia cầm tại huyện Bảo Thắng, nếu thành công thì đây sẽ là cơ sở quan trọng trong kiểm soát chất lượng sản phẩm chăn nuôi và củng cố niềm tin với người tiêu dùng.
Mục tiêu chăn nuôi bền vững không thể thiếu sự liên kết chặt chẽ của Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông, nhà doanh nghiệp và có lẽ trong tình hình hiện nay còn cần thêm cả sự hỗ trợ của các tổ chức tín dụng. Nhà nước cũng cần có những điều tiết kịp thời về cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn cho người chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Vừa qua, đoàn công tác tỉnh Ibaraki (Nhật Bản) có chuyến thăm và làm việc với tỉnh Đồng Tháp trên tinh thần hợp tác nông nghiệp giữa hai tỉnh có cùng chung tiềm năng và lợi thế. Ông Nguyễn Văn Dương - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp nhận định, đây được xem là cơ hội, mở ra những triển vọng mới cho nông nghiệp tỉnh nhà, góp phần để Đề án tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh thành công.

Xã Thèn Phàng (Xín Mần) thời gian này được nhuộm một màu vàng xanh no ấm của những thửa ruộng bậc thang uốn lượn trên khắp các ngọn đồi. Đó là cảm nhận ngập tràn trong chúng tôi khi tìm về vùng quê có đặc sản gạo Già Dui, để cùng bà con thưởng thức bát cơm đầu mùa ngát hương, ngọt bùi như chính mảnh đất và tình người nơi đây.

Mèo Vạc lâu nay vốn là huyện gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, tập quán canh tác lâu đời có ảnh hưởng lớn đến năng suất, sản lượng cây trồng. Xác định chú trọng phát triển nông nghiệp để từng bước XĐGN bền vững, vài năm trở lại đây, địa phương đã mạnh dạn áp dụng KHKT vào sản xuất, nâng cao giá trị nông sản. Trong đó, việc ứng dụng tiến bộ khoa học (TBKH) vào mô hình sản xuất rau an toàn được xem là hướng đi khá hiệu quả.

Vườn cây ăn trái là thế mạnh của vùng ĐBSCL, thế nhưng nhiều năm qua, hàng loạt nông dân làm vườn lâm vào cảnh thua lỗ, nợ chất chồng bởi thực trạng “tới mùa, rớt giá” lặp đi lặp lại. Giải pháp nào giúp nông dân làm vườn sống được trên mảnh vườn của mình đang là vấn đề bức bách đặt ra.

Dê là con vật dễ nuôi, khỏe mạnh, ít bệnh tật, tiêu hóa chủ yếu thức ăn xơ, không lệ thuộc vào thức ăn tinh, vốn đầu tư ít, không chiếm quá nhiều diện tích đất nên đang được nhiều hộ nông dân chọn nuôi. Mặt khác, dê thương phẩm đang có thị trường tiêu thụ rộng, giá bán khá cao từ 120-130 nghìn đồng/kg.