Chăn nuôi bò sữa lối đi hẹp cùng tháo gỡ khó khăn

Người chăn nuôi chưa ký kết hợp đồng mua bán được với các công ty sữa.
Nắm bắt tình hình chung, các ngành, các cấp đã phối hợp tìm ra biện pháp, nhằm ổn định đầu ra cho sữa bò tươi, cũng như tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của người chăn nuôi bò sữa.
Tại xã Đức Hòa Thượng, huyện Đức Hòa, nhận thấy khó khăn chung của người chăn nuôi bò sữa, lãnh đạo địa phương đã thành lập 2 tổ hợp tác chăn nuôi bò sữa tại ấp Nhơn Hòa 2 và ấp Hậu Hòa có gần 40 hộ dân tham gia với quy mô gần 1.000 con bò sữa.
Tham gia tổ hợp tác, các thành viên phải bảo đảm chất lượng sữa.
Cán bộ khuyến nông sẽ hướng dẫn, truyền đạt các kiến thức về chăm sóc bò sữa, thường xuyên mở lớp tập huấn cho người chăn nuôi.
Chủ tịch UBND xã Đức Hòa Thượng - Mai Minh Mẫn Nhuệ thông tin: “Từ khi tổ hợp tác đi vào hoạt động đến nay đã mang đến nhiều lợi ích cho người chăn nuôi bò sữa.
Người chăn nuôi được tập huấn các kỹ thuật cơ bản, nắm và hiểu biết các quy trình sản xuất.
Các thành viên tham gia đều có trách nhiệm và phấn đấu vì lợi ích chung, từ đó chất lượng sữa được nâng lên.
Đến nay, có khoảng 70% người chăn nuôi trong địa bàn xã tham gia vào tổ và một số hộ dân ở xã khác gần với địa bàn cũng muốn tham gia”.
Trước những khó khăn cũng như biến động về thị trường sữa trong thời gian gần đây, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã khảo sát thực tế tại 2 xã Đức Hòa Thượng và xã Tân Phú, huyện Đức Hòa để lắng nghe ý kiến, nắm bắt nguyện vọng của gần 70 hộ dân về vấn đề này.
Bên cạnh đó, lãnh đạo sở cũng có buổi gặp gỡ và làm việc với đại diện Công ty sữa Vinamilk, Công ty TNHH Dutch Lady để bàn bạc giải pháp xúc tiến ký kết hợp tác tiêu thụ sữa giữa tỉnh với công ty.
Ngày 28-9-2015, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội thảo đẩy mạnh hợp tác, liên kết phát triển chăn nuôi bò sữa nhằm giải quyết những vướng mắc, khó khăn của người chăn nuôi và định hướng về phát triển bò sữa trong thời gian tới.
Đối với những hộ chăn nuôi mới, sở cũng tiến hành xác minh những hộ này chưa bán sữa cho bất kỳ ai (theo yêu cầu của Công ty sữa Vinamilk) để sớm làm hợp đồng mua bán với công ty.
Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Đinh Thị Phương Khanh, để giải quyết đầu ra sản phẩm cho người chăn nuôi bò sữa, cần nhanh chóng thành lập những hợp tác xã và tổ hợp tác nhằm liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và xã viên với nhau để cùng phát triển.
Ngoài ra, các ngành chức năng từng địa phương cũng nên khuyến cáo người chăn nuôi bò sữa không tăng đàn cơ học vào thời điểm hiện tại, tích cực tuyên truyền cho người chăn nuôi về chủ trương quy hoạch phát triển ngành bò sữa, chú trọng bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, phòng, chống dịch bệnh và đặc biệt là kiểm soát con giống…
Bên cạnh đó, các công ty thu mua sữa trên địa bàn tỉnh cần tập trung nghiên cứu các giải pháp, kỹ thuật để nâng công suất chế biến, tăng thời gian tiêu thụ các sản phẩm sữa và tìm cách phát triển thị trường tiêu thụ.
Với tất cả những giải pháp, hy vọng trong thời gian tới, ngành chăn nuôi bò sữa ở Long An nói riêng, cả nước nói chung sẽ phát triển ổn định, lâu dài và bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Brazil có giá thành mía vào loại thấp nhất 12 USD/tấn nhờ tạo ra được 12 tấn đường/ha; Thái Lan 25 USD/tấn mía, 8 tấn đường/ha; trong khi Việt Nam chỉ tạo ra 5,4 tấn đường/ha nên giá thành mía lên đến 50 USD/tấn.

Theo đánh giá của Tổ điều hành xất khẩu gạo, các nước nhập khẩu lớn ở khu vực châu Á tăng cường nhập khẩu, một số thị trường trọng điểm truyền thống cũng tiếp tục giao dịch. Cụ thể, Trung Quốc vẫn đứng đầu danh sách thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam với 31,1% thị phần.

Thời gian gần đây, sau nhiều thông tin rau có chất tăng trưởng, chị Hoa (quận 3, TP HCM) rất hạn chế mua rau ở chợ mà thường xuyên đặt hàng rau tại Đà Lạt chuyển xuống. Chị đặc biệt hứng thú với các loại rau củ tí hon hay còn gọi là “baby”. Trọng lượng của các sản phẩm này nhỏ hơn rất nhiều so với những loại củ quả thông thường. Bí ngô chỉ vài gram và nằm gọn lòng bàn tay, còn cà rốt như ngón tay cái.

Đến Sa Huỳnh (Đức Phổ), những thực khách xuýt xoa khen ngợi các món ăn được chế biến từ nhum. Cách đấy không xa, nhiều bóng người cứ ẩn hiện sau những con sóng lặn bắt từng con nhum cố bám vào ghềnh đá ven bờ biển. Cơ thể họ tím tái vì ngâm lâu trong làn nước lạnh.

Năm 2012, tại kỳ hợp thứ 4 HĐND tỉnh Sóc Trăng khóa VIII (nhiệm kỳ 2011-2016) đã ra Nghị quyết số 12/2012/NQ-HĐND ngày 06/7/2012 thông qua Đề án phát triển SX lúa đặc sản đến năm 2015 với mục tiêu của Đề án đến cuối năm 2015, diện tích lúa đặc sản vùng đề án đạt 52.000 ha trong kế hoạch 70.000 ha của toàn tỉnh.