Chăn Nuôi An Toàn Sinh Học Tạo Lợi Thế Cạnh Tranh

Trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Chính phủ, ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cho biết trọng tâm của ngành trong thời gian tới là đẩy mạnh tái cơ cấu tập trung vào nâng cao chất lượng con giống, tăng cường quản lý các loại giống đang lưu hành trên địa bàn cả nước.
Ông nhìn nhận về kết quả của ngành Chăn nuôi trong năm 2013 như thế nào?
Ông Hoàng Thanh Vân: Năm qua, ngành Chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là những biến động về giá cả từ tháng 1 tới khoảng tháng 7, tháng 8. Tuy nhiên, tổng kết lại cả năm, ngành Chăn nuôi vẫn có sự tăng trưởng ổn định khoảng 4%/năm.
Điều đáng nói là năm 2013, ngành đã khống chế được một số bệnh nguy hiểm, phối hợp với Cục Thú y tạo điều kiện cho các khu vực như khu vực nông hộ phát triển chăn nuôi trang trại, khu vực chăn nuôi với các công ty lớn của các nước. Nhờ đó, các sản phẩm chăn nuôi đã có sự phát triển bền vững hơn. Đặc biệt, chất lượng về đàn giống đã được chú trọng và nâng lên một bước. Vấn đề thức ăn gia súc cũng được quản lý chặt chẽ hơn.
Hiện nay, so sánh tương quan thì giá sản phẩm chăn nuôi trong nước vẫn còn cao, do đó hạn chế khả năng cạnh tranh với sản phẩm cùng loại với một số nước khi đưa vào Việt Nam. Đây là những thách thức rất lớn đối với ngành chăn nuôi mà nếu không kịp thời có những giải pháp đối phó sẽ dẫn tới hậu quả nghiêm trọng.
Vậy ngành Chăn nuôi có kế hoạch gì để đương đầu với thách thức này?
Ông Hoàng Thanh Vân: Trong thời gian tới, cần đẩy mạnh tái cơ cấu ngành Chăn nuôi, tập trung vào nâng cao chất lượng con giống, tăng cường quản lý các loại giống đang lưu hành trên địa bàn cả nước.
Cùng với đó, sẽ thúc đẩy Chăn nuôi an toàn sinh học để tạo lợi thế cạnh tranh cho ngành hàng này.
Xin ông cho biết rõ hơn về việc phát triển Chăn nuôi an toàn sinh học?
Ông Hoàng Thanh Vân: Hiện ngành Chăn nuôi có hai nội dung rất mới là chăn nuôi hữu cơ theo hướng an toàn sinh học và quy trình VietGap.
Trong chăn nuôi hữu cơ có tác động chính là sử dụng thức ăn hỗn hợp bằng biện pháp lên men sinh học cũng như đệm lót chuồng bằng công nghệ sinh học để tránh ô nhiễm môi trường. Do vậy, các sản phẩm chăn nuôi hữu cơ được thị trường đánh giá rất cao. Tuy nhiên, hiện nay mới bước đầu phát triển chăn nuôi theo quy mô nông hộ và thí điểm nhưng sắp tới chúng tôi sẽ cho chỉ đạo thực hiện ở nhiều vùng trong cả nước.
Ông đánh giá thế nào khi có thông tin cho rằng thị trường chăn nuôi đang có 40% là các công ty nước ngoài hoặc liên doanh. Sản xuất ở nông hộ và các trang trại của Việt Nam chỉ mang tính chất gia công?
Ông Hoàng Thanh Vân: Thực tiễn hiện nay việc nuôi gia công của các hộ chăn nuôi của Việt Nam đối với các công ty nước ngoài là hiện hữu. Việc kiểm soát để mở rộng, giữ nguyên hay thu hẹp các mô hình này thì chúng tôi đang nghiên cứu.
Thế nhưng có thể nói khi triển khai chăn nuôi gia công cho các công ty, các hộ dân đã quen dần với cách chăn nuôi công nghiệp rất tốt, đặc biệt là các tiến bộ, kỹ thuật mới.
Có thể bạn quan tâm

Vụ đông xuân năm 2010-2011, tỉnh Đăk Lăk đã gieo sạ gần 30.600 ha lúa nước, vượt 19% so với kế hoạch. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết diện tích lúa đang phải hứng chịu “đại nạn” với những triệu trứng như rễ bị nghẹt, sinh trưởng phát triển kém, cây còi cọc, ít đẻ nhánh

Tình trạng tôm chết hàng loạt ở các tỉnh miền Trung, ĐBSCL đang khiến nông dân điêu đứng, lâm vào cảnh nợ nần. Nhiều người đã phải bỏ nghề nuôi tôm, đi tìm việc khác để làm.

Tuần qua, người nuôi trồng thủy sản tại Thừa Thiên - Huế như ngồi trên đống lửa vì tôm nuôi nước lợ mắc bệnh chết sạch hoặc tôm thu hoạch không có người mua.

Trong khi hầu hết các hộ nông dân ở xã Hà Thanh (Tứ Kỳ) còn coi việc cấy lúa để bảo đảm nguồn lương thực, thì gia đình anh Phạm Xuân Thảo (38 tuổi) ở thôn Hàm Cách lại xác định cây lúa là "chìa khóa" để làm giàu.

Anh nông dân Hoa Sĩ Hiền ở xã Tân An, thị xã Tân Châu, An Giang không phải là một nhà khoa học. Anh không có học hàm học vị, song giống lúa mà anh nghiên cứu ra có thể giúp bà con nông dân không tốn một giọt thuốc bảo vệ thực vật nào