Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chẩn Đoán, Điều Trị Bệnh Và Cách Sử Dụng Thuốc Cho Cá

Chẩn Đoán, Điều Trị Bệnh Và Cách Sử Dụng Thuốc Cho Cá
Ngày đăng: 12/07/2012

Trước hết nên chọn những loại kháng sinh có khả năng hấp thu qua niêm mạc ruột là chủ yếu, bà con cần chú ý các kháng sinh không hấp thu chỉ dùng kết hợp với những loại kháng có khả năng hấp thu mà không dùng đơn lẻ, xem xét tính tan của từng loại kháng sinh, thuốc trộn vào loại thức ăn nào (thức ăn dạng viên hay thức ăn tự chế).

Khi sử dụng thuốc ta cần tiến hành theo các bước sau:

- Lượng thuốc điều trị cần tính theo trọng lượng thực tế đàn cá dù trong toa có chỉ dẫn liều trộn vào thức ăn. Ví dụ: trên toa nhãn ghi 1kg thuốc dùng cho 10 tấn cá hoặc trộn vào 200 -300kg thức ăn thì đó là liều tương đương của thức ăn và trọng lượng khi cá còn ăn mạnh. Nhưng khi cá đã bệnh, khả năng bắt mồi giảm, tương đương này không còn đúng nữa vì vậy người nuôi nên chọn liều là 1kg thuốc/10 tấn cá.

- Nên trộn thuốc với lượng thức ăn khoảng 15-30% lượng thức ăn hàng ngày (tuỳ vào giai đoạn cá lớn hay nhỏ )để đảm bảo được lượng thuốc cung cấp đủ nồng độ và tất cả cá đều ăn được thuốc. Không nên trộn thuốc với nhiều thức ăn như khi cá còn ăn mạnh vì khi cá bệnh ăn yếu, ăn không hết thức ăn sẽ làm cho nồng độ thuốc trong máu không đủ diệt khuẩn hoặc trộn với quá ít thức ăn sẽ làm một số cá ăn yếu không tranh được thức ăn cũng sẽ không được điều trị. Tốt nhất là nên trộn thuốc với 30% lượng thức ăn so với ngày cá chưa bệnh.

- Nếu sử dụng cùng lúc 2 hoặc 3 loại thuốc thì nên trộn riêng từng loại thuốc, không nên hoà nhiều loại thuốc vào nước để trộn vào thức ăn vì có nhiều loại thuốc sẽ tương tác nhau làm giảm hiệu lực.

- Nước trộn thức ăn phải là nước sạch, không nên sử dụng nước ao vì nếu ao cá nhỏ, nước ao có rất nhiều tảo làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá của cá.Còn nếu cá lớn, nước ao cá có nhiều chất hữu cơ làm kết tủa một lượng thuốc lớn, làm giảm nồng độ thuốc dẫn đến hiệu quả không cao.

- Thuốc phải được hoà tan vào nước theo tỉ lệ 7 lít nước tưới đều 40kg thức ăn viên.

Cách tính lượng nước cần pha thuốc là: Tổng lượng thức ăn dự kiến trộn thuốc /40kg*7. Ví dụ: Sau khi tính toán lượng thuốc và lượng thức ăn cần trộn là 1kg thuốc và 400kg thức ăn, thì người nuôi cần tính lượng nước cần thiết để hoà tan 1kg thuốc để tưới vào 400kg thức ăn là 400/40*7 = 70 lít nước.

- Dùng thùng có vòi sen múc nước thuốc tưới đều vào thức ăn. Nhớ canh theo tỉ lệ 7 lít nước thuốc tưới cho 40kg thức ăn viên. Sau khi tưới thuốc xong nên để thức ăn nơi thoáng mát khoảng 30 phút để thuốc ngấm sâu vào viên thức ăn mới rãi đều khắp ao cho cá ăn. Một số loại thuốc tan không hoàn toàn (ví dụ như Florphenicol bột) trong quá trình tưới vào thức ăn cần quậy đảo liên tục, tránh thuốc bị sa lắng dưới đáy thùng.

- Đối với thức ăn tự chế, sau khi tính đủ lượng thuốc cho số cá trong ao, bà con nên trộn số thuốc này với số cám dùng trong hỗn hộp tự chế theo tỉ lệ nhân đội nhiều lần cho đến hết số cám (việc trộn theo tỉ lệ nhân đội giúp thuốc phân tán điều vào cám). Sau khi cám và thuốc đã trộn đều thì mới dùng số cám + thuốc này trộn vào các thành phần khác theo tỉ lệ của thức ăn tự chế. Cần hỗ trợ thêm hệ miễn dịch cũng như tăng cường khả năng hấp thụ cho cá như Vime Glucan. Tuỳ theo loại kháng sinh mà ta có thể hỗ trợ thêm Vitamin C và men tiêu hoá để tăng cường kháng thể cho cá.

Kết luận: Qua quá trình ứng dụng kỹ thuật điều trị bệnh theo phương pháp vừa nêu, Trại Nghiên cứu thuỷ sản nước ngọt của Cty Vemedim và các trang trại nuôi cá ở các tỉnh ĐBSCL đã đạt được kết quả rất tốt.


Có thể bạn quan tâm

Trồng Chanh Bông Tím Có Hiệu Quả Trồng Chanh Bông Tím Có Hiệu Quả

Vài năm gần đây nhiều nông dân xã Phú An (Cai Lậy) thoát nghèo, vươn lên làm giàu nhờ trồng chanh bông tím, trong đó có ông Nguyễn Văn Tám ở ấp 6.

21/06/2013
Tôm Rừng Nuôi Sinh Thái Tôm Rừng Nuôi Sinh Thái

Giữa rừng đước xanh um, tôm giống được thả xuống. Không cần cho ăn, không dùng thức ăn tăng trưởng, không thuốc kháng sinh trị bệnh, người nuôi chỉ dọn dẹp xung quanh thật sạch và đảm bảo 50-60% rừng trên tổng diện tích nuôi tôm là có tôm sạch.

21/06/2013
Người Nông Dân Dám Nghĩ Dám Làm Người Nông Dân Dám Nghĩ Dám Làm

Theo lời giới thiệu của chủ tịch UBND xã Hà Lương, chúng tôi đến thăm mô hình phát triển kinh tế của anh Nguyễn Hồng Quang, hội viên hội nông dân chi hội 4 của xã. Được biết trong những năm gần đây, với ý chí quyết tâm làm giàu và dám nghĩ dám làm, anh Quang đã mạnh dạn lập mô hình nuôi con đặc sản và cho thu nhập cao.

21/06/2013
Qua Khảo Sát Nghề Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Còn Nhiều Bất Cập Về Kỹ Thuật Và Môi Trường Qua Khảo Sát Nghề Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Còn Nhiều Bất Cập Về Kỹ Thuật Và Môi Trường

Ða số người nuôi tôm có trình độ kỹ thuật thấp, tôm giống không qua kiểm dịch còn cao, thả nuôi mật độ dày… là những lý do khiến cho nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) ở tỉnh Bình Định luôn trong tình trạng không bền vững vì dịch bệnh tôm nuôi. Ðây là kết quả nghiên cứu do Chi cục Thú y thực hiện.

21/06/2013
Làng Mrăh Vươn Lên Từ Cây Cao Su Tiểu Điền Làng Mrăh Vươn Lên Từ Cây Cao Su Tiểu Điền

Sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển (ODA) của các tổ chức quốc tế, tỉnh ta đã thực hiện dự án đa dạng hóa nông nghiệp-một trong những dự án chuyển đổi sản xuất cho nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc. Năm 2002, 42 hộ gia đình dân tộc Bahnar của làng Mrăh (xã Kdang, huyện Đak Đoa) được hỗ trợ cho vay vốn, cung cấp giống và hướng dẫn kỹ thuật trồng cây cao su. Đến nay toàn bộ 88 ha vườn cây đã thu hoạch được 4 năm, đem lại nhiều đổi thay trong đời sống của dân làng.

21/06/2013