Chẩn Đoán, Điều Trị Bệnh Và Cách Sử Dụng Thuốc Cho Cá

Trước hết nên chọn những loại kháng sinh có khả năng hấp thu qua niêm mạc ruột là chủ yếu, bà con cần chú ý các kháng sinh không hấp thu chỉ dùng kết hợp với những loại kháng có khả năng hấp thu mà không dùng đơn lẻ, xem xét tính tan của từng loại kháng sinh, thuốc trộn vào loại thức ăn nào (thức ăn dạng viên hay thức ăn tự chế).
Khi sử dụng thuốc ta cần tiến hành theo các bước sau:
- Lượng thuốc điều trị cần tính theo trọng lượng thực tế đàn cá dù trong toa có chỉ dẫn liều trộn vào thức ăn. Ví dụ: trên toa nhãn ghi 1kg thuốc dùng cho 10 tấn cá hoặc trộn vào 200 -300kg thức ăn thì đó là liều tương đương của thức ăn và trọng lượng khi cá còn ăn mạnh. Nhưng khi cá đã bệnh, khả năng bắt mồi giảm, tương đương này không còn đúng nữa vì vậy người nuôi nên chọn liều là 1kg thuốc/10 tấn cá.
- Nên trộn thuốc với lượng thức ăn khoảng 15-30% lượng thức ăn hàng ngày (tuỳ vào giai đoạn cá lớn hay nhỏ )để đảm bảo được lượng thuốc cung cấp đủ nồng độ và tất cả cá đều ăn được thuốc. Không nên trộn thuốc với nhiều thức ăn như khi cá còn ăn mạnh vì khi cá bệnh ăn yếu, ăn không hết thức ăn sẽ làm cho nồng độ thuốc trong máu không đủ diệt khuẩn hoặc trộn với quá ít thức ăn sẽ làm một số cá ăn yếu không tranh được thức ăn cũng sẽ không được điều trị. Tốt nhất là nên trộn thuốc với 30% lượng thức ăn so với ngày cá chưa bệnh.
- Nếu sử dụng cùng lúc 2 hoặc 3 loại thuốc thì nên trộn riêng từng loại thuốc, không nên hoà nhiều loại thuốc vào nước để trộn vào thức ăn vì có nhiều loại thuốc sẽ tương tác nhau làm giảm hiệu lực.
- Nước trộn thức ăn phải là nước sạch, không nên sử dụng nước ao vì nếu ao cá nhỏ, nước ao có rất nhiều tảo làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá của cá.Còn nếu cá lớn, nước ao cá có nhiều chất hữu cơ làm kết tủa một lượng thuốc lớn, làm giảm nồng độ thuốc dẫn đến hiệu quả không cao.
- Thuốc phải được hoà tan vào nước theo tỉ lệ 7 lít nước tưới đều 40kg thức ăn viên.
Cách tính lượng nước cần pha thuốc là: Tổng lượng thức ăn dự kiến trộn thuốc /40kg*7. Ví dụ: Sau khi tính toán lượng thuốc và lượng thức ăn cần trộn là 1kg thuốc và 400kg thức ăn, thì người nuôi cần tính lượng nước cần thiết để hoà tan 1kg thuốc để tưới vào 400kg thức ăn là 400/40*7 = 70 lít nước.
- Dùng thùng có vòi sen múc nước thuốc tưới đều vào thức ăn. Nhớ canh theo tỉ lệ 7 lít nước thuốc tưới cho 40kg thức ăn viên. Sau khi tưới thuốc xong nên để thức ăn nơi thoáng mát khoảng 30 phút để thuốc ngấm sâu vào viên thức ăn mới rãi đều khắp ao cho cá ăn. Một số loại thuốc tan không hoàn toàn (ví dụ như Florphenicol bột) trong quá trình tưới vào thức ăn cần quậy đảo liên tục, tránh thuốc bị sa lắng dưới đáy thùng.
- Đối với thức ăn tự chế, sau khi tính đủ lượng thuốc cho số cá trong ao, bà con nên trộn số thuốc này với số cám dùng trong hỗn hộp tự chế theo tỉ lệ nhân đội nhiều lần cho đến hết số cám (việc trộn theo tỉ lệ nhân đội giúp thuốc phân tán điều vào cám). Sau khi cám và thuốc đã trộn đều thì mới dùng số cám + thuốc này trộn vào các thành phần khác theo tỉ lệ của thức ăn tự chế. Cần hỗ trợ thêm hệ miễn dịch cũng như tăng cường khả năng hấp thụ cho cá như Vime Glucan. Tuỳ theo loại kháng sinh mà ta có thể hỗ trợ thêm Vitamin C và men tiêu hoá để tăng cường kháng thể cho cá.
Kết luận: Qua quá trình ứng dụng kỹ thuật điều trị bệnh theo phương pháp vừa nêu, Trại Nghiên cứu thuỷ sản nước ngọt của Cty Vemedim và các trang trại nuôi cá ở các tỉnh ĐBSCL đã đạt được kết quả rất tốt.
Có thể bạn quan tâm

Tham gia vào Hội có 50 thành viên. Mục đích chính của Hội là xây dựng môi trường sản xuất, kinh doanh có tổ chức theo hướng thương mại hóa, cung cấp dịch vụ khoa học công nghệ cho các hội viên trong sản xuất, kinh doanh "cá Tràu tiến vua".

Nguyên nhân diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến tăng nhanh là do mô hình này có chi phí đầu tư thấp, ít rủi ro, cho thu nhập ổn định. Hiện nay, người dân từng bước chuyển đổi diện tích nuôi tôm quảng canh truyền thống sang quảng canh cải tiến, nhằm tăng thu nhập.

Là vùng đất có tiềm năng lớn trong nuôi trồng thuỷ sản, cùng với việc đầu tư phát triển nuôi tôm, nuôi cá lồng bè, những năm gần đây, Quảng Ninh phát triển mạnh nghề nuôi nhuyễn thể như: Tu hài, ốc đá, ốc màu, ốc nhảy, ốc hương, hàu biển... góp phần xoá đói, giảm nghèo và nâng cao đời sống của nhân dân.

Theo báo cáo của Tổng cục Thuỷ sản Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2014 ngành thuỷ sản đóng góp khoảng 3,7% vào GDP chung của cả nước. Lĩnh vực này hiện đang giải quyết việc làm cho trên 4,5 triệu lao động. Tổng sản lượng thuỷ sản năm 2014 ước khoảng 6,2 triệu tấn cho giá trị sản xuất vào khoảng 300 nghìn tỉ đồng.

Chính quyền địa phương và Hội Nông dân xã Cam Thịnh Đông cũng đã hỗ trợ cho nông dân vay vốn, mở các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng ốc hương, hướng dẫn người dân tìm đầu ra ổn định để tiêu thụ sản phẩm, hạn chế tình trạng "được mùa mất giá". Mặc dù ốc hương là đối tượng nuôi có nhiều triển vọng, nhưng hiện nay chưa thể khuyến khích phát triển đại trà. Các ngành chức năng đang tiến hành quy hoạch vùng nuôi ốc hương và khuyến khích người dân nuôi tại vùng đã quy hoạch.