Chăm Sóc Ngô Giai Đoạn Sắp Thu Hoạch

Ngô là cây dễ trồng, nhưng các khâu kỹ thuật chăm sóc thế nào để đạt năng suất cao, chất lượng hạt tốt, nhất là thời kỳ chuẩn bị thu hoạch thì không phải ai cũng biết và làm đúng.
Chúng tôi đã sưu tầm được một số kinh nghiệm hay của nông dân các nơi và ý kiến của các nhà khoa học về vấn đề này:
1. Không nên cắt phần thân phía trên khi bắp ngô chưa chín già
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Viện Nghiên cứu Ngô: lá ở thân có vai trò quang hợp và tích lũy chất khô; lá ngọn làm nhiệm vụ bảo vệ cờ đồng thời cũng là lá công năng góp phần quang hợp và tích lũy chất khô; lá bi là những lá bảo vệ bắp ngô nhưng những lá ngoài vẫn có khả năng quang hợp tạo thành chất hữu cơ nuôi hạt. Sau khi được thụ phấn, thụ tinh hạt ngô chuyển sang thời kỳ biến đổi và tích lũy các chất dự trữ nuôi hạt nên đây là thời kỳ rất quan trọng quyết định năng suất và phẩm cấp ngô.
Thời kỳ này thường trải qua 3 giai đoạn: chín sữa, chín sáp và chín hoàn toàn. Lượng chất khô tích lũy được trong thời kỳ chín sữa chiếm khoảng 30-35% khối lượng hạt, thời kỳ chín sáp 60-65%, thời kỳ chín hoàn toàn tốc độ tích lũy chất khô giảm dần và lá chuyển sang vàng từ dưới lên. Như vậy thời kỳ chín của hạt thì lá ngô có vai trò rất quan trọng trong quang hợp tạo chất khô để nuôi hạt, nhất là các lá ngọn.
Một số nơi bà con tận dụng thu hoạch những lá già, lá khô nhằm mục đích tạo độ thông thoáng, hạn chế sâu bệnh đồng thời tận dụng làm thức ăn cho trâu bò rất tốt. Tuy nhiên, trong thực tế rất nhiều bà con đã lạm dụng cắt bỏ cả những lá ngô còn xanh để chăn nuôi trâu bò hoặc làm thức ăn nuôi cá; một số nơi còn cắt phần thân phía trên bắp khi cây ngô còn xanh trong khi hạt chỉ đang ở thời kỳ chín sáp, với mục đích là để ngô chín nhanh hơn. Thực ra làm như vậy sẽ giảm năng suất và chất lượng hạt rất lớn, hạt ngô nhăn nheo, màu sắc xấu và chất lượng kém.
Vì vậy, biện pháp chăm sóc tốt nhất để ngô cho năng suất cao, chất lượng tốt, đồng thời vừa có thể tận dụng lá để làm thức ăn cho trâu bò thì bà con nên thu từng lá bắt đầu ngả vàng từ dưới lên, ít nhất cũng phải đảm bảo được từ 6 đến 8 lá trên cùng cho tới khi thu hoạch bắp.
Đối với những ruộng ngô gieo muộn, nếu để chín hoàn toàn sẽ ảnh hưởng đến thời vụ của cây trồng sau trong khi ngô chín mà cần giải phóng đất thì nên chặt cả thân lẫn bắp đem về để ít ngày giúp cho hạt chắc thêm rồi hãy tách bắp ra. Với những vùng đất bãi, nếu cây trồng sau là đậu, đỗ, vừng… thì nên gieo gối vụ, khi đó căn cứ vào mức độ phát triển của cây trồng gối mà tỉa lá ngô hợp lý nhằm đảm bảo có đủ ánh sáng cho cả hai loại cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt.
2. Khử cờ đúng lúc làm tăng năng suất và chất lượng ngô rau bao tử: T
Trong thời gian trổ cờ, nếu cây ngô sinh trưởng, phát triển bình thường và điều kiện thời tiết thuận lợi (nhiệt độ vừa phải, không hanh khô, không mưa dầm, gió nhẹ) thì bà con có thể cắt bỏ 2/3 số cờ (cứ 3 cây cắt bỏ 2 cây) khi cờ chưa tung phấn và không được cắt bớt lá có thể làm tăng năng suất thêm từ 5-8% vì dinh dưỡng không phải nuôi cờ và hạn chế được rệp cờ gây hại. Nếu cắt cờ muộn, sau khi ngô đã tung phấn thì không còn ý nghĩa.
Với cây ngô bao tử (ngô rau) cần được khử cờ ngay khi cờ chưa tung phấn có thể làm tăng số lượng bắp non trên 1 thân cây ngô (thường là có thể thu được 2 bắp non thay vì 1 bắp), đồng thời chất lượng sản phẩm cũng tốt hơn so với không khử cờ. Nguyên nhân là do cây không phải nuôi cờ và bắp non sẽ mịn giò hơn do không được thụ phấn, thụ tinh.
Có thể bạn quan tâm

Để làm tăng năng suất ngô, ngoài các biện pháp kỹ thuật chủ yếu như chọn giống tốt, sạch sâu bệnh, bón phân hợp lý và khoa học, tưới tiêu và chăm sóc phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của ngô….thì một số biện pháp kỹ thuật tuy đơn giản nhưng lại có ý nghĩa rất lớn trong việc tăng năng suất ngô, sau đây xin giới thiệu đến bà con nông dân:

Triệu chứng và mức độ gây hại: Đối với cây ngô, rệp ngô (Aphis maydis) là một trong những loại sâu hại quan trọng. Rệp hút nhựa ở trên nõn ngô, bẹ lá, bông cờ, lá bi, làm cho cây ngô mất hết dinh dưỡng, trở nên gầy yếu, bắp bé đi, chất lượng hạt xấu kém. Ngô bị hại lúc còn non có thể không ra bắp được. Rệp phá hại làm giảm năng suất và phẩm chất ngô rõ rệt. Ngoài gây hại trực tiếp rệp ngô còn được coi là một loài môi giới truyền bệnh virus gây bệnh khảm lá và bệnh đốm lá trên ngô.

Cỏ dại luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà trồng trọt đặc biệt là trồng lúa. Hiểu biết rõ về cỏ dại, nhà nông sẽ quản lý tốt cây trồng bằng những biện pháp phòng trừ cỏ dại thích hợp, có hiệu quả, góp phần làm giảm chi phí sản xuất.

Ngô là cây dễ trồng, nhưng các khâu kỹ thuật chăm sóc thế nào để đạt năng suất cao, chất lượng hạt tốt, nhất là thời kỳ chuẩn bị thu hoạch thì không phải ai cũng biết và làm đúng.

Tiếp theo bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá xảy ra trên cây lúa ở đồng bằng sông Cửu Long và đông Nam bộ, bệnh đốm lá lớn và đốm vằn đã và đang xuất hiện gây hại cục bộ trên cây bắp ở một số tỉnh miền đông Nam bộ.