Cá nuôi lồng ở Hải Minh bị dịch bệnh chết hàng loạt

Theo thống kê của UBND phường Hải Cảng, hiện Hải Minh Trong có 86 hộ nuôi cá lồng, gồm 176 bè với 1.013 lồng nuôi, tăng 5 hộ và 57 bè so với cuối năm 2014. Các đối tượng cá nuôi ở đây nhiều nhất là cá chẽm còn gọi là cá dược, tiếp đến là cá hồng, cá bớp, cá mú… Hộ nuôi ít cũng từ 4.000 – 5.000 con cá các loại, hộ nuôi nhiều lên đến hơn 10.000 con. hàng năm, các hộ nuôi cá lòng biển ở Hải Minh Trong cung ứng cho thị trường trong và ngoài thành phố từ 40 - 50 tấn cá các loại. Riêng 4 tháng đầu năm nay, các hộ nuôi cá ở đây đã xuất bán được khoảng 23,5 tấn cá các loại, tăng 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2014
Tuy nhiên, hiện cá nuôi tại Hải Minh Trong bị dịch bệnh và chết, tiêu thụ khó khăn. Cá nuôi từ 5 - 10 tháng tuổi bị lở loét khắp thân và chết; trong đó thiệt hại nhiều nhất là cá chẽm, trọng lượng từ 0,4 - 0,8kg/con. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, giá cá chẽm chỉ còn khoảng 90.000 đồng/kg, giảm 40.000 đồng/kg so với cách đây hơn 1 tháng nhưng tiêu thụ vẫn rất khó.
Nhận phản ánh về tình hình cá bệnh và chết của người dân ở đây, các ngành chức năng của TP Quy Nhơn phối hợp với chính quyển địa phương đã kiểm tra và xác định nguyên nhân là do nguồn nước nuôi lâu ngày bị nhiễm bẩn, cộng với thời tiết nắng nóng, tạo điều kiện cho sự sinh sôi, nảy nở của các loại ký sinh trùng sống trong nước gây bệnh cho cá.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, các hộ nuôi cá lồng ở đây đã tự khắc phục tình trạng cá bị dịch bệnh bằng cách bắt cá tắm nước ngọt và tắm các loại thuốc thông thường như formol, thuốc tím. Tuy vậy, sau khi tắm được một thời gian, cá lại tiếp tục bệnh.
Ông Nguyễn Văn Ánh, Trạm trưởng Trạm Thú y TP Quy Nhơn, xác nhận:“Sau khi nhận được phản ảnh tại Hải Minh Trong có hiện tượng cá nuôi bị bệnh chết, ngày 13.5, Trạm Thú y thành phố kết hợp với các cơ quan chức năng của thành phốvà tỉnh kiểm tra thực tế.
Chúng tôi đã lấy mẫu nước xét nghiệm và đồng thời đi kiểm tra kết luận đa phần là bệnh môi trường. Hiện nay, ở Hải Minh trong có 86 hộ nuôi cá lồng, gồm 176 bè với 1.013 lồng nuôi. Vấn đề ở đây là nuôi chen chúc nhau, quá gần với nhau; thức ăn thừa thải sẽ lắng xuống, dễ gây nên bệnh môi trường. Trong quá trình kiểm tra, chúng tôi thấy cá lở loét nhiều, cá chết khoảng 3% so với số lượng cá nuôi, số lồng bị bệnh lên đến 50% so với tổng số lồng nuôi”.
Trước tình hình dịch bệnh ở cá nuôi, UBND phường Hải Cảng đã có công văn đề nghị các cơ quan có thẩm quyền của thành phố và tỉnh hỗ trợ 202,6 kg thuốc clorin để cấp phát, hướng dẫn cho các hộ ngư dân xử lý môi trường tại khu vực nuôi. Về vấn đề này ông Nguyễn Văn Ánh – Trạm trưởng Trạm Thú y TP. Quy Nhơn, cho biết thêm: “Trạm đã phối hợp với Phòng Kinh tế thành phố làm tờ trình gửi Sở NN&PTNT xin thuốc clorin.
Sau khi có thuốc clorin, chúng tôi sẽ họp dân trong khu vực có nuôi cá lồng bè đó để hướng dẫn và cử kỹ thuật viên thực hiện trước để bà con học tập và bắt chước theo. Chúng tôi cố gắng hết mức để giảm thiệt hại cho người dân nuôi cá lồng bè của Hải Minh Trong”.
Có thể bạn quan tâm

Vài năm trở lại đây, chuối tiêu nổi lên là giống cây trồng cho lợi nhuận cao vì nhu cầu thị trường xuất khẩu lớn. Diện tích chuối tiêu ngày càng mở rộng, nông dân đầu tư trồng giống nuôi cấy mô vì giống này cho năng suất cao, chất lượng đồng đều nên đáp ứng được tiêu chuẩn xuất khẩu.

Tháng tám ở Sông Mã (Sơn La), đây là thời điểm bà con nông dân các xã đang bước vào thu hoạch nhãn chính vụ. Đi dọc Quốc lộ 4G, từ Mường Sai, Chiềng Khương, Chiềng Cang, Chiềng Khoong đến Thị trấn có thể dễ dàng bắt gặp những chiếc xe tải trọng lớn, chở đầy nhãn nối đuôi nhau đưa đặc sản của huyện biên giới Sông Mã đến với mọi miền quê.

Quả hồng giòn ở A Lưới (Thừa Thiên Huế) rớt giá thê thảm khiến các hộ nông dân gặp khó khăn trong việc tái tạo vườn cây…

Hiện nay có đến 80% sản lượng thanh long Bình Thuận xuất sang thị trường Trung Quốc. Do đó, khi “thâu tóm” được phần lớn các vựa thanh long tại Bình Thuận, thương lái Trung Quốc “vô tư” làm giá, không chỉ với các thương lái người Việt mà cả với người Trung Quốc yếu cơ hơn…

8 tháng của năm 2015, nông dân huyện Chợ Mới (An Giang) đã chuyển dịch từ đất lúa và màu sang cây ăn trái trên 1.239 héc-ta, nâng diện tích trồng cây ăn trái của địa phương từ 2.448 héc-ta (năm 2014) lên trên 3.805 héc-ta.