Cá nuôi lồng ở Hải Minh bị dịch bệnh chết hàng loạt

Theo thống kê của UBND phường Hải Cảng, hiện Hải Minh Trong có 86 hộ nuôi cá lồng, gồm 176 bè với 1.013 lồng nuôi, tăng 5 hộ và 57 bè so với cuối năm 2014. Các đối tượng cá nuôi ở đây nhiều nhất là cá chẽm còn gọi là cá dược, tiếp đến là cá hồng, cá bớp, cá mú… Hộ nuôi ít cũng từ 4.000 – 5.000 con cá các loại, hộ nuôi nhiều lên đến hơn 10.000 con. hàng năm, các hộ nuôi cá lòng biển ở Hải Minh Trong cung ứng cho thị trường trong và ngoài thành phố từ 40 - 50 tấn cá các loại. Riêng 4 tháng đầu năm nay, các hộ nuôi cá ở đây đã xuất bán được khoảng 23,5 tấn cá các loại, tăng 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2014
Tuy nhiên, hiện cá nuôi tại Hải Minh Trong bị dịch bệnh và chết, tiêu thụ khó khăn. Cá nuôi từ 5 - 10 tháng tuổi bị lở loét khắp thân và chết; trong đó thiệt hại nhiều nhất là cá chẽm, trọng lượng từ 0,4 - 0,8kg/con. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, giá cá chẽm chỉ còn khoảng 90.000 đồng/kg, giảm 40.000 đồng/kg so với cách đây hơn 1 tháng nhưng tiêu thụ vẫn rất khó.
Nhận phản ánh về tình hình cá bệnh và chết của người dân ở đây, các ngành chức năng của TP Quy Nhơn phối hợp với chính quyển địa phương đã kiểm tra và xác định nguyên nhân là do nguồn nước nuôi lâu ngày bị nhiễm bẩn, cộng với thời tiết nắng nóng, tạo điều kiện cho sự sinh sôi, nảy nở của các loại ký sinh trùng sống trong nước gây bệnh cho cá.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, các hộ nuôi cá lồng ở đây đã tự khắc phục tình trạng cá bị dịch bệnh bằng cách bắt cá tắm nước ngọt và tắm các loại thuốc thông thường như formol, thuốc tím. Tuy vậy, sau khi tắm được một thời gian, cá lại tiếp tục bệnh.
Ông Nguyễn Văn Ánh, Trạm trưởng Trạm Thú y TP Quy Nhơn, xác nhận:“Sau khi nhận được phản ảnh tại Hải Minh Trong có hiện tượng cá nuôi bị bệnh chết, ngày 13.5, Trạm Thú y thành phố kết hợp với các cơ quan chức năng của thành phốvà tỉnh kiểm tra thực tế.
Chúng tôi đã lấy mẫu nước xét nghiệm và đồng thời đi kiểm tra kết luận đa phần là bệnh môi trường. Hiện nay, ở Hải Minh trong có 86 hộ nuôi cá lồng, gồm 176 bè với 1.013 lồng nuôi. Vấn đề ở đây là nuôi chen chúc nhau, quá gần với nhau; thức ăn thừa thải sẽ lắng xuống, dễ gây nên bệnh môi trường. Trong quá trình kiểm tra, chúng tôi thấy cá lở loét nhiều, cá chết khoảng 3% so với số lượng cá nuôi, số lồng bị bệnh lên đến 50% so với tổng số lồng nuôi”.
Trước tình hình dịch bệnh ở cá nuôi, UBND phường Hải Cảng đã có công văn đề nghị các cơ quan có thẩm quyền của thành phố và tỉnh hỗ trợ 202,6 kg thuốc clorin để cấp phát, hướng dẫn cho các hộ ngư dân xử lý môi trường tại khu vực nuôi. Về vấn đề này ông Nguyễn Văn Ánh – Trạm trưởng Trạm Thú y TP. Quy Nhơn, cho biết thêm: “Trạm đã phối hợp với Phòng Kinh tế thành phố làm tờ trình gửi Sở NN&PTNT xin thuốc clorin.
Sau khi có thuốc clorin, chúng tôi sẽ họp dân trong khu vực có nuôi cá lồng bè đó để hướng dẫn và cử kỹ thuật viên thực hiện trước để bà con học tập và bắt chước theo. Chúng tôi cố gắng hết mức để giảm thiệt hại cho người dân nuôi cá lồng bè của Hải Minh Trong”.
Có thể bạn quan tâm

Ngày nay, người nuôi gà cần hiểu biết rành rẽ và giỏi về công tác thú y mới có thể thành công. Kinh nghiệm từ những người nuôi gà nhiều năm và có thành công nổi trội như ông Phan Thế Hào, Bùi Thanh Tuấn… là không ngừng học hỏi, nghiên cứu. Một mặt nghiên cứu trong tài liệu, từ bạn bè hướng dẫn, nghề dạy nghề, mặt khác, ông Hào không từ bỏ một cuộc hội thảo nào liên quan đến chuyên đề từng chứng bệnh trên gà. Còn anh Tuấn: “Ở đâu có hội thảo, chúng tôi cũng tìm đến. Đó là sự đầu tư, nâng cao tay nghề, còn quan trọng hơn cả vốn liếng”.

Đồng Nai là một trong 9 tỉnh, thành được Chính phủ chọn làm thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) trên đàn gia súc, gia cầm trong 2 năm (2011-2013). Song, chương trình này đến nay chỉ có hộ nghèo tham gia do được miễn phí, còn các hộ chăn nuôi khác đều “chê”.

Giá vịt giảm gần 20.000 đồng/1kg so với cách đây một tháng, khiến người chăn nuôi thua lỗ nặng. Giá vịt thịt tại Đồng Nai hiện bất ngờ giảm mạnh và chỉ còn dao động ở mức 35 – 38.000 đồng/1kg, tức giảm gần 20.000đồng/1kg so với cách đây một tháng, khiến người chăn nuôi vịt gặp rất nhiều khó khăn vì thua lỗ nặng. Riêng các hộ đã lỡ đầu tư chuồng trại, thì dở khóc dở cười vì không dám nhập vịt về nuôi, đành chấp nhận bỏ trống chuồng một cách lãng phí.

Cúm gia cầm H5N1 đã tái phát ở một số địa phương lân cận TP HCM nhưng nhiều người vẫn thờ ơ với dịch bệnh. UBND tỉnh Tiền Giang vừa công bố dịch cúm A/H5N1 trên gia cầm tại 2 xã Tân Phú và Tân Thới, huyện Tân Phú Đông. Theo Chi cục Thú y tỉnh Tiền Giang, từ ngày 31-10 đến 4-11, ngành thú y đã phát hiện tại 4 hộ trên địa bàn 2 xã Tân Phú và Tân Thới có vịt bệnh và chết. Tổng số vịt nuôi của 4 hộ là 938 con, trong đó có 315 con chết trong tổng số 557 con nhiễm bệnh kết quả xét nghiệm dương tính với virus cúm A/H5N1.

Những năm gần đây, nhiều hộ chăn nuôi của xã Thanh Tân (Kiến Xương - Thái Bình), giàu lên từ vùng chuyển đổi. Trong số đó có gia đình anh Bùi Mạnh Hùng (thôn Tử Tế) mỗi năm thu về hơn 200 triệu đồng tiền lãi nhờ áp dụng chăn nuôi theo mô hình VietGAP.