Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cây Trôm Trong Xu Thế Phát Triển

Cây Trôm Trong Xu Thế Phát Triển
Ngày đăng: 29/06/2012

Hiện nay, cây trôm đã trở thành cây trồng có lợi thế cạnh tranh cao tại các xã Vĩnh Hảo, Vĩnh Tân… (Tuy Phong - Bình Thuận). Qua đó, giải quyết nhiều việc làm cho địa phương…

Có thể nói, giá trị kinh tế nhất mà cây trôm mang lại cho con người, đó chính là mủ trôm. Bởi trong mủ trôm chứa nhiều giá trị dinh dưỡng, có tác dụng điều hòa đường huyết, ổn định huyết áp, mát gan, giải độc… Chính lẽ đó, hiện mủ trôm rất được ưa chuộng trên thị trường. Ngoài giá trị lấy mủ, trôm còn là loại cây thân gỗ to, có thể dùng làm bao bì, bột giấy, ván sợi gỗ. Nếu phát triển, còn góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc… Diện tích cây trôm ở Tuy Phong hiện ở khoảng 378 ha. 

Trong đó những vùng có diện tích trồng trôm lớn là xã Vĩnh Hảo (300 ha/220 hộ), Vĩnh Tân (75 ha/142 hộ) và Phong Phú (5 ha/5 hộ). Ngoài ra, một số xã khác có cây trôm nhưng diện tích không đáng kể. Một trong những hộ tiên phong đầu tư trồng cây trôm ở Vĩnh Hảo là gia đình anh Trịnh Toàn (xóm 1A, thôn Vĩnh Sơn). Gia đình anh bắt đầu trồng thử 2 ha trôm với mật độ khoảng 1.000 cây/ha, vốn đầu tư ban đầu khoảng 20 triệu đồng/ha. Đến năm thứ ba, thứ tư, trôm đã bắt đầu cho thu hoạch mủ. Sau đó, thấy hiệu quả gia đình anh Toàn tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích lên gần 50 ha, trong đó có khoảng 30 ha đã cho mủ. 

Từ hộ anh Toàn, nhiều gia đình xung quanh bắt đầu phát triển và đầu tư mở rộng diện tích.

Bên cạnh việc tự nhân rộng diện tích trồng cây trôm của người dân, vào năm 2006, huyện Tuy Phong được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh phối hợp với Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện thực hiện chương trình khuyến lâm từ nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông quốc gia. Theo đó, với diện tích ban đầu là 6 ha, bà con được hỗ trợ 60% giống và 40% vật tư. Mục đích, nhằm thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích rừng trồng bằng cây trôm chịu hạn. Đồng thời chuyển giao quy trình trồng, chăm sóc và khai thác cây trôm, định hướng mở rộng diện tích trên toàn địa bàn huyện.

Đến nay, bên cạnh sản phẩm từ cây thanh long, cao su… cây trôm hiện đã trở thành một trong những loại cây lợi thế của tỉnh. Riêng đối với Tuy Phong, theo Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện, cây trôm đã trở thành cây trồng có lợi thế trên địa bàn. Lý do, có thể bởi điều kiện thổ nhưỡng tại những vùng đất này có hàm lượng chất khoáng cao, ảnh hưởng từ nguồn nước khoáng Vĩnh Hảo. Ngoài ra, nhờ trồng cây trôm, địa phương đã tận dụng được những diện tích đất trước đây bị bỏ hoang, những diện tích không chủ động nước tưới, đất đồi…

Về hiệu quả kinh tế, theo một số hộ trồng trôm ở xã Vĩnh Hảo, năng suất bình quân mủ trôm hiện nay đạt khoảng 300 kg/ha/năm, có thể cho thu nhập 24 triệu đồng/ha/năm. Hiện ở Tuy Phong có 1 cơ sở thu mua và chế biến sản phẩm mủ trôm là Công ty TNHH mủ trôm Liên Hảo. Đây là doanh nghiệp chuyên chế biến mủ trôm khô, đóng gói thành phẩm dùng làm nước giải khát. Ngoài ra còn có trên 30 hộ chuyên thu mua sản phẩm mủ trôm để tiêu thụ trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, do diện tích trôm được mở rộng, nên giá mủ hiện nay đã giảm khá mạnh. Bình quân giá mủ tươi khoảng 80 ngàn đồng/kg và mủ khô 180 ngàn đồng/kg.

Việc phát triển cây trôm tại huyện Tuy Phong đang có xu hướng mở rộng quy mô, diện tích trồng. Tuy nhiên, hiện phong trào trồng trôm của địa phương chủ yếu vẫn là tự phát chứ chưa có định hướng, thiếu bền vững và đối mặt với nhiều rủi ro. Do đó, nếu được quan tâm nghiên cứu, đầu tư đúng mức thì cây trôm sẽ là cây trồng rất triển vọng ở vùng đất thừa nắng thiếu mưa này. Ngoài ra không những trở thành cây trồng lợi thế của địa phương, mà còn là cây thế mạnh trong phát triển kinh tế của tỉnh.

Có thể bạn quan tâm

Bệnh Lạ Trên Tôm Hùm Ở Bình Ba Bệnh Lạ Trên Tôm Hùm Ở Bình Ba

Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Khánh Hòa cho biết, kết quả phân tích 8 mẫu tôm hùm bị bệnh lạ tại thôn Bình Ba (xã Cam Bình, TP. Cam Ranh) cho thấy, 8 mẫu đều phát hiện có trùng lông ký sinh; 7/8 mẫu nhiễm mấm Fusarium (tác nhân gây bệnh đen mang), 5/8 mẫu nhiễm vi khuẩn Vibrio (tác nhân gây hoại tử gan tụy), không phát hiện thấy vi khuẩn ký sinh nội bào Rickettsia-like (tác nhân gây bệnh sữa).

22/03/2013
Sản Xuất Cá Giống Trong Tỉnh Cung Chưa Đủ Cầu Ở Dak Lak Sản Xuất Cá Giống Trong Tỉnh Cung Chưa Đủ Cầu Ở Dak Lak

Dak Lak được đánh giá là tỉnh nuôi trồng thủy sản phát triển nhất trong khu vực Tây Nguyên, với diện tích 9 nghìn ha. Năm 2012, sản lượng thủy sản Dak Lak đạt 14.450 tấn, lượng cá bột sản xuất 970 triệu con, nhưng số con giống sản xuất tại chỗ chỉ đạt 46 triệu con, mới đáp ứng được 59% nhu cầu con giống trong tỉnh.

22/03/2013
Nghêu Chết Hàng Loạt, Ước Thiệt Hại Khoảng 300 Tỉ Đồng Ở Tiền Giang Nghêu Chết Hàng Loạt, Ước Thiệt Hại Khoảng 300 Tỉ Đồng Ở Tiền Giang

Từ đầu tháng 2-2013 đến nay, các sân nghêu khu vực biển Tân Thành huyện Gò Công Đông, Tiền Giang chết hàng loạt với diện tích nghêu chết cao kỷ lục hơn 1.300 ha, ước thiệt hại gần 300 tỉ đồng. Dù chưa, xác định được chính xác tác nhân chính gây chết nghêu nhưng cả người dân và cơ quan chức năng bước đầu đều nhận định có thể do ô nhiễm môi trường vùng nuôi.

22/03/2013
Triển Vọng Nghề Nuôi Tôm Càng Xanh Thương Phẩm Ở Hòa Bình Triển Vọng Nghề Nuôi Tôm Càng Xanh Thương Phẩm Ở Hòa Bình

Hàng chục hộ dân trên địa bàn thành phố Hòa Bình tham gia mô hình nuôi tôm càng xanh thương phẩm vừa hoàn tất vụ thu hoạch. Kết quả mang lại khả quan với 1 ha trong mô hình, thời gian nuôi 6 tháng, các hộ thu được hơn 1.800 kg tôm càng xanh thương phẩm, trị giá gần 400 triệu đồng.

23/03/2013
Tăng Tỷ Trọng Chăn Nuôi Trong Nông Nghiệp Ở Chương Mỹ (Hà Nội) Tăng Tỷ Trọng Chăn Nuôi Trong Nông Nghiệp Ở Chương Mỹ (Hà Nội)

Huyện Chương Mỹ (Hà Nội) có địa hình khá đa dạng, vừa có đặc trưng của đồng bằng châu thổ, vừa có đặc trưng của vùng bán sơn địa với núi, sông, bãi, hồ, hang động.

23/03/2013