Táo – Cây Trồng Hiệu Quả Trên Đất Cồn Thành Long

Hiện nay, người dân ấp cồn Thành Long, xã Thành Thới A, huyện Mỏ Cày Nam đang rộ lên phong trào trồng cây táo. Từ những năm qua, cây táo đã đem lại lợi nhuận kinh tế khá cao cho bà con.
Hộ anh Nguyễn Văn Tèo đã có 8 năm gắn với nghề trồng táo. Để có được vườn cây say trái quanh năm, anh phải học hỏi rất nhiều kinh nghiệm. Trước kia, gần 3,5 công đất nhà, anh trồng chuyên canh cây cam và mía nhưng hàng năm nguồn thu không mấy hiệu quả. Năm nào lợi nhuận cao từ cây cam cũng chỉ khoảng 8-9 triệu đồng. So với cây cam thì anh thấy cây táo hiệu quả hơn và thích hợp với thổ nhưỡng nơi đây nên anh đã mạnh dạn chuyển đổi từ cây cam sang trồng táo.
Lúc đầu, do chưa hiểu biết về kỹ thuật chăm sóc nên anh chỉ trồng với số lượng ít. Qua nhiều năm tự học hỏi kinh nghiệm và tham quan mô hình từ nhiều nơi, sau đó anh dần dần nhân rộng diện tích trồng. Nhờ biết cách học hỏi, suốt 8 năm trồng táo, năm nào vườn táo nhà anh cũng trúng vụ. Năm nay, với gần 3,5 công táo sau thu hoạch giá hiện nay ở mức 7000-9000 đồng/kg, ước tính anh thu trên 100 triệu đồng. Với mức giá như hiện nay khoảng lợi nhuận gia đình anh thu về không nhỏ. Trừ chi phí anh thu lãi từ 70- 80 triệu đồng/năm.
Không riêng gì anh Tèo đối với vùng đất cồn này, đa phần người dân sống nhờ vào cây táo, bởi so về hiệu quả kinh tế khó có cây nào theo kịp, và đây đuợc coi là cây xóa đói giảm nghèo. Nói về kỹ thuật trồng táo hiệu quả anh Tèo vui vẻ cho biết: Kể từ lúc mới trồng đến thu hoạch phải mất 1 năm chăm sóc cây mới cho trái vụ đầu. Để táo sớm đậu trái, bán vào đầu vụ, giá thành sẽ cao hơn so với cuối vụ, yếu tố kỹ thuật là điều mà anh Tèo quan tâm nhiều hơn.
Trở lại đất cồn vào những năm tháng khó khăn về đường đi cách trở chúng tôi cảm nhận được sức sống trù phú của vùng đất hiền hòa này. Từ phong trào trồng cây táo, mảnh đất cồn này so với trước kia giờ đã thay da đổi thịt, với những mảnh vườn hiệu quả cho thu nhập cao.
Táo là loại cây ưa ẩm nên cần cung cấp đầy đủ nước và nhiều dinh dưỡng cho cây phát triển tốt. Nhất là vào mùa nắng nóng và mùa nước mặn táo thường hay bị thiếu nước làm cho cây cằn cỗi. Vì thế, anh Nguyễn Văn Tèo đã tận dụng mặt mước ao hồ, nuôi lục bình để dùng phủ gốc cho cây vào mùa khô. Hiện vùng đất cồn ấp Thành Long, xã Thành Thới A có tới 30 ha táo đang vào mùa cho trái, có trên 120 hộ sống nhờ vào thu nhập từ cây này. Vấn đề trở ngại nhất đối với cây táo hiện nay là bệnh phấn trắng và côn trùng gây hại. Phấn trắng là bệnh thường hay xảy ra với táo ngay từ khi ra bông. Để ngăn ngừa bệnh phấn trắng từ trong bông thì phải dùng thuốc có nhiều hàm lượng kali phun giúp trái to, cứng vỏ và trái giòn ngọt, vận chuyển ít bị dập hơn. Theo kinh nghiệm nhiều năm anh Tèo đúc kết: Để cây táo phát triển tốt thì khâu cải tạo đất, được xem là bước đầu rất cần thiết cho cây táo phát triển bền lâu, xới đất bón thêm phân chuồng giữ gốc sống lâu hơn và cho năng suất cao vào mỗi vụ. Để vườn cây đạt hiệu quả kinh tế cao, mật độ trồng thích hợp là từ 3m2/cây.
Có được hiệu quả từ mô hình trồng táo mang lại lợi nhuận kinh tế hàng năm góp phần cải thiện cuộc sống cho người dân quả là điều đáng mừng. Trước kia, khi chưa trồng cây táo, cuộc sống gia đình anh Nguyễn Văn Tèo còn khá chật vật. Mấy năm nay, cây táo đã góp phần cải thiện mức sống gia đình anh. Chúng tôi tìm đến nhà anh đúng vào mùa thu hoạch táo. Nhìn vườn táo say trái, anh Tèo vui vẻ nói: “Từ khi tôi đem cây táo về trồng cuộc sống gia đình tôi đã khấm khá hơn. Qua mấy năm thu hoạch táo tôi tích lũy được số vốn kha khá chuẩn bị xây lại ngôi nhà đã cũ. Năm nay thu hoạch vụ mùa táo tôi vô cùng phấn khởi bởi giá táo thị trường hiện ở mức tương đối ổn định, bán ra vẫn có lãi nhiều”.
Ham học hỏi, mạnh dạn chuyển đổi mô hình cây trồng mang lại hiệu quả cao, anh Tèo đúng là một nông dân sản xuất giỏi của địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Từ tháng 6/2013, đề tài được triển khai nuôi thí điểm tại hộ ông Nguyễn Đức Nhi - ở xã Cam Thịnh Đông, với diện tích 4.000 m2, thả nuôi 400.000 con ốc hương giống và 4.000 con hải sâm. Sau 5 tháng rưỡi thả nuôi, trừ các khoản chi phí đầu tư, hộ nuôi còn lãi gần 256 triệu đồng.

Thẩm quyền công bố dịch bệnh thủy sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về thú y. Trong trường hợp không công bố dịch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác nhận về loại dịch bệnh thủy sản xảy ra trên địa bàn cụ thể của địa phương để làm căn cứ thực hiện chính sách hỗ trợ.

Đó là đánh giá của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Trường Thọ sau khi tham quan Cơ sở sản xuất giống cây lâm nghiệp của doanh nghiệp tư nhân Tài Nguyên và nghe doanh nghiệp này báo cáo về Dự án đầu tư cơ sở sản xuất cây giống lâm nghiệp công nghệ cao tại xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa vào ngày 5.8.

Mặc dù, năm nay, trên các diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng đã thu hoạch được 70% tổng sản lượng, tôm sú đang thu hoạch, năng suất đạt khá cao song người dân nơi đây vẫn thấp thỏm lo âu và chưa mạnh dạn đầu tư ở vụ tới do đang là cao điểm của mùa mưa, bão.

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt tại hội thảo “Bài học kinh nghiệm tại Bến Tre và các giải pháp phát triển ca cao bền vững cho khu vực ĐBSCL” vừa tổ chức tại tỉnh Bến Tre…