Cây Sơn Ở Đồng Lạc Vẫn Cho Thu Nhập Cao

Trong những năm gần đây, cây sơn ta đang được nhân dân xã Đồng Lạc ( Chợ Đồn) đưa vào trồng trên diện rộng. Nhờ phát triển trồng cây sơn, nhiều hộ dân trong xã có thu nhập ổn định, thoát nghèo và vươn lên khá giả.
Là cây công nghiệp, cây sơn ta được người dân Đồng Lạc đem về trồng từ những năm 90 và từ đó một số hộ dân trong thôn trồng theo. Tuy nhiên, vào thời điểm đó nhựa sơn chỉ dùng phục vụ nghề mộc hoặc trồng chống sói mòn đất nên giá trị kinh tế chưa cao, cây sơn không được chú ý nhiều.
Nhưng những năm gần đây, do sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhựa sơn được chế biến để đưa vào dùng làm nguyên liệu quý trong nhiều ngành công nghiệp, chế biến lâm sản, hội họa…nên giá nhựa sơn tăng cao, khiến nhiều hộ nông dân ở xã Đồng Lạc đang mở rộng diện tích trồng sơn và có thu nhập khá cao.
Ngành chức năng của tỉnh và lãnh đạo huyện kiểm tra rừng sơn tại một hộ dân thôn Nà Ón
Theo anh Hoàng Đức Quốc, Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết: Năm 1997, có một hộ dân ở thôn Nà Ón, lấy giống sơn ta ở Tỉnh Phú Thọ về trồng với diện tích chỉ nhỏ lẻ, nhưng nhờ cây sơn được giá, mấy năm gần đây toàn xã đã có hàng trăm hộ dân trồng sơn với diện tích khoảng 55ha, trong đó có 35ha đang cho thu hoạch.
Theo người dân cho biết, thì cây sơn là loại cây này dễ trồng, chi phí ít, nhanh phát triển, trồng trên đất đỏ rất tốt; cây sơn có vòng đời khoảng 8-10 năm, nếu trồng đúng kỹ thuật, mật độ và chăm sóc tốt thì trong vòng 2-3 năm tuổi trở đi cây cho khai thác mủ. Thời gian khai thác mủ từ tháng 2 đến tháng 10 trong năm.
Một ha đất có thể trồng khoảng 1.800-2.000 cây sơn. Bình quân mỗi người một ngày có thể thu hoạch khoảng 1kg nhựa sơn, cho thu nhập 200-300.000 đồng/ngày. Trừ chi phí thu nhập bình quân 1ha cây sơn cho thu nhập từ 70 triệu đồng trở lên.
Cũng anh Quốc cho biết, Nà Ón là thôn có diện tích sơn nhiều nhất xã Đồng Lạc. Hiện nay, thôn có 64 hộ thì 100% hộ đều trồng sơn, với diện tích khoảng 40ha, trong đó có hơn 30ha đang cho thu hoạch. Nhờ trồng sơn mà thôn Nà Ón từ một thôn nghèo nhất xã nay nhiều hộ dân có cuộc sống khá giả, kinh tế ôn định.
Nhiều hộ từ nghèo đói, khó khăn vươn lên thoát nghèo. Điển hình như gia đình anh Nguyễn Đắc Hưởng từ một hộ nghèo, không có đất ruộng sản xuất, nhờ trồng sơn nay không những thoát nghèo mà còn vươn lên kinh tế ổn định. Hay như gia đình các ông Dương Văn Dị, Hoàng Văn Lịch, bà Hoàng Thị Công…ở cùng thôn, nhờ việc tích cực trồng sơn nay mỗi hộ có 2-3ha sơn cho thu nhập mỗi năm từ 50-70 triệu đồng/năm.
Việc trồng cây sơn ở xã Đồng Lạc hiện nay đang mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, giúp nhiều nông dân thoát nghèo, làm giàu hiệu quả nên nhiều hộ dân trong xã đang mở rộng diện tích. Tuy nhiên, trên thực tế việc thu mua sơn, giá sơn bao nhiêu chủ yếu do các thương lái định đoạt, chứ hầu như chưa có cơ sở nào đứng ra bao tiêu sản phẩm ổn định.
Chính vì vậy, người dân xã Đồng Lạc đang mong muốn ngành chức năng quan tâm tìm nơi tiêu thụ sơn ổn định để họ phát triển loại cây này, góp phần tăng thu nhập và làm giàu từ trồng sơn.
Có thể bạn quan tâm

Khoảng 5% sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn cầu được chứng nhận bởi bên thứ 3. Mục tiêu của GAA là thúc đẩy nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm để đáp ứng nhu cầu thực phẩm toàn cầu. iBAP sẽ giúp đưa ra các sáng kiến cho các nhà sản xuất nuôi trồng thủy sản cải thiện và đạt chứng nhận.

Từ nhiều năm nay Thủy Trầm có tới hơn 90% số hộ nuôi, gột cá chép đỏ chuyên phục vụ cho việc cúng lễ. Thực ra, cách nay khoảng 30 - 40 năm, nghề nuôi thả cá chép đã hình thành và phát triển tại Thủy Trầm, nhưng số lượng các hộ dân tham gia chỉ đếm trên đầu ngón tay, chứ chưa phát triển rầm rộ như bây giờ.

Trung tâm Tập huấn và Chuyển giao công nghệ nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long là đơn vị trực thuộc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, tuy được thành lập từ khá sớm nhưng sau nhiều năm xây dựng, tới giữa tháng 11/2012, Trung tâm mới ra mắt được bộ phận nhận sự đầu tiên chỉ có 6 người và đến giữa năm 2013 mới chính thức đi vào hoạt động.

Từ những bất cập trên, UBND tỉnh Cà Mau đã kêu gọi và tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty, doanh nghiệp có năng lực đầu tư phát triển ngành nghề nuôi trồng thủy sản và chế biến thủy sản xuất khẩu, khuyến khích xây dựng các cơ sở sản xuất tôm giống với quy mô lớn mang tầm khu vực.

Hiện nay, ngoài các nghiệp đoàn nghề cá được thành lập, Khánh Hòa đã xây dựng 2 ngư đội câu cá ngừ đại dương là ngư đội Song Tử Tây và Đá Tây A với 45 tàu khai thác. Dự kiến, vụ cá Bắc 2015, các phương tiện hành nghề lưới cản, lưới kéo và câu cá ngừ đại dương sẽ tăng cường sản xuất, giải quyết nhu cầu việc làm cho ngư dân và lao động trên biển.