Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cây Sơn Ở Đồng Lạc Vẫn Cho Thu Nhập Cao

Cây Sơn Ở Đồng Lạc Vẫn Cho Thu Nhập Cao
Ngày đăng: 26/02/2014

Trong những năm gần đây, cây sơn ta đang được nhân dân xã Đồng Lạc ( Chợ Đồn) đưa vào trồng trên diện rộng. Nhờ phát triển trồng cây sơn, nhiều hộ dân trong xã có thu nhập ổn định, thoát nghèo và vươn lên khá giả.

Là cây công nghiệp, cây sơn ta được người dân Đồng Lạc đem về trồng từ  những năm 90 và từ đó một số hộ dân trong thôn trồng theo. Tuy nhiên, vào thời điểm đó nhựa sơn chỉ dùng phục vụ nghề mộc hoặc trồng chống sói mòn đất nên giá trị kinh tế chưa cao, cây sơn không được chú ý nhiều.

Nhưng những năm gần đây, do sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhựa sơn được chế biến để đưa vào dùng làm nguyên liệu quý trong nhiều ngành công nghiệp, chế biến lâm sản, hội họa…nên giá nhựa sơn tăng cao, khiến nhiều hộ nông dân ở xã Đồng Lạc đang mở rộng diện tích trồng sơn và có thu nhập khá cao.

Ngành chức năng của tỉnh và lãnh đạo huyện kiểm tra rừng sơn tại một hộ dân thôn Nà Ón

Theo anh Hoàng Đức Quốc, Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết: Năm 1997, có một hộ dân ở thôn Nà Ón, lấy giống sơn ta ở Tỉnh Phú Thọ về trồng với diện tích chỉ nhỏ lẻ, nhưng nhờ cây sơn được giá, mấy năm gần đây toàn xã đã có hàng trăm hộ dân trồng sơn với diện tích khoảng 55ha, trong đó có 35ha đang cho thu hoạch.

Theo người dân cho biết, thì cây sơn là loại cây này dễ trồng, chi phí ít, nhanh phát triển, trồng trên đất đỏ rất tốt; cây sơn có vòng đời khoảng 8-10 năm, nếu trồng đúng kỹ thuật, mật độ và chăm sóc tốt thì trong vòng 2-3 năm tuổi trở đi cây cho khai thác mủ. Thời gian khai thác mủ từ tháng 2 đến tháng 10 trong năm.

Một ha đất có thể trồng khoảng 1.800-2.000 cây sơn. Bình quân mỗi người một ngày có thể thu hoạch khoảng 1kg nhựa sơn, cho thu nhập 200-300.000 đồng/ngày. Trừ chi phí thu nhập bình quân 1ha cây sơn cho thu nhập từ 70 triệu đồng trở lên.

Cũng anh Quốc cho biết, Nà Ón là thôn có diện tích sơn nhiều nhất xã Đồng Lạc. Hiện nay, thôn có 64 hộ thì 100% hộ đều trồng sơn, với diện tích khoảng 40ha, trong đó có hơn 30ha đang cho thu hoạch. Nhờ trồng sơn mà thôn Nà Ón từ một thôn nghèo nhất xã nay nhiều hộ dân có cuộc sống khá giả, kinh tế ôn định.

Nhiều hộ từ nghèo đói, khó khăn vươn lên thoát nghèo. Điển hình như gia đình anh Nguyễn Đắc Hưởng từ một hộ nghèo, không có đất ruộng sản xuất, nhờ trồng sơn nay không những thoát nghèo mà còn vươn lên kinh tế ổn định. Hay như gia đình các ông Dương Văn Dị, Hoàng Văn Lịch, bà Hoàng Thị Công…ở cùng thôn, nhờ việc tích cực trồng sơn nay mỗi hộ có 2-3ha sơn cho thu nhập mỗi năm từ 50-70 triệu đồng/năm.

Việc trồng cây sơn ở xã Đồng Lạc hiện nay đang mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, giúp nhiều nông dân thoát nghèo, làm giàu hiệu quả nên nhiều hộ dân trong xã đang mở rộng diện tích. Tuy nhiên, trên thực tế việc thu mua sơn, giá sơn bao nhiêu chủ yếu do các thương lái định đoạt, chứ hầu như chưa có cơ sở nào đứng ra bao tiêu sản phẩm ổn định.

Chính vì vậy, người dân xã Đồng Lạc đang mong muốn ngành chức năng quan tâm tìm nơi tiêu thụ sơn ổn định để họ phát triển loại cây này, góp phần tăng thu nhập và làm giàu từ trồng sơn.


Có thể bạn quan tâm

Người Trồng Tiêu Giỏi Nhất Thế Giới Người Trồng Tiêu Giỏi Nhất Thế Giới

Nông dân Trần Hữu Thắng ở ấp Thọ Lộc, xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) được Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế (IPC) tặng danh hiệu “Người trồng tiêu giỏi nhất thế giới”. Đằng sau danh hiệu này là câu chuyện vươn lên không biết mệt mỏi của người nông dân nghèo miền Bắc, lập nghiệp trên vùng đất phương Nam.

31/05/2013
Chile Hỗ Trợ Việt Nam Trồng Nguồn Lương Thực Vàng Chile Hỗ Trợ Việt Nam Trồng Nguồn Lương Thực Vàng

Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Chile (INIA) cho biết đang hỗ trợ Việt Nam trồng cây diêm mạch, loại lương thực được mệnh danh là "hạt vàng" bởi giá trị dinh dưỡng cao.

14/06/2013
'Đổ Xô' Trồng Cây Cam Sành - Mừng Ít, Lo Nhiều 'Đổ Xô' Trồng Cây Cam Sành - Mừng Ít, Lo Nhiều

Giá cam sành tăng cao, người trồng thắng đậm, nhiều nhà vườn trồng chuyên canh cây cam sành ở các xã: An Phú Tân, Hoà Tân, Tam Ngãi, Thông Hòa… huyện Cầu Kè (Trà Vinh) trở thành tỷ phú. Chính sự hấp dẫn này khiến nhiều người ở huyện Cầu Kè đang “đổ xô” lên liếp trên ruộng trồng lúa, phá bỏ vườn cây trái để trồng cam sành.

18/12/2012
Thảnh Thơi Nuôi Vịt Thả Đồng Thảnh Thơi Nuôi Vịt Thả Đồng

Mỗi sáng, trước lúc lùa vịt ra đồng cho ăn, chủ vịt thường chuẩn bị sẵn các thứ: cờ, bình nước, hộp cơm, bì thuốc lá, nếu “đã” hơn thì có thêm chiếc radio cà tàng.

31/05/2013
Nông Dân Sáng Kiến Chăn Nuôi Nuôi Heo, Gà Độc Đáo Nông Dân Sáng Kiến Chăn Nuôi Nuôi Heo, Gà Độc Đáo

Trong bối cảnh người chăn nuôi điêu đứng vì dịch bệnh, giá bán thấp, thua lỗ triền miên thì ở nhiều địa phương xuất hiện một số mô hình chăn nuôi mới cho năng suất, hiệu quả cao.

15/06/2013