Cây Sầu Riêng

Sầu riêng là một cây to cao 15-20-25m. Quả to, hình đầy hay hình trứng dài, vỏ cứng. Trên mặt vỏ rất nhiều gai ngắn, nhọn. Quả có 5 ngăn, mỗi ngăn chứa 3-5 hạt có chất cơm (áo hạt) mềm, màu trắng vàng, có mùi đặc biệt, chưa quen thì không thích, nhưng đã quen rồi thì rất ngon, vị ngọt, bùi. Hạt có lá mầm dày. Cây Sầu riêng nở hoa tháng 3-4, có quả tháng 5-9.
Cây sầu riêng nguồn gốc là ở quần đảo Malaysia. Sau đó, được đi trồng ở Campuchia và Việt Nam. Sầu riêng được trồng rất nhiều ở miền Nam nước ta, chủ yếu là Nam bộ. Trồng sầu riêng chủ yếu lấy quả ăn.
Nhân dân xã Lâm Sơn (Ninh Sơn - Ninh Thuận) bắt đầu trồng cây sầu riêng từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Đến nay, xã Lâm Sơn đã trồng được 40ha, sản lượng có thể thu được 70tấn/năm. Cây sầu riêng Lâm Sơn (Ninh Sơn) do điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết phù hợp nên có chất lượng ngon hơn sầu riêng Nam bộ. Cơm hạt giòn, mềm không nhão, màu vàng đậm, ngọt thanh, bùi, hạt nhỏ, nên thường giá cao hơn sầu riêng Nam bộ. Hiện nay sầu riêng giá khoảng 20.000 đồng/kg.
Sầu riêng cho quả ăn ngon, bổ. Hạt sầu riêng có bột, rang, nướng hay luộc ăn như hạt mít, có thể làm mứt kẹo. Vỏ sầu riêng dùng chữa đầy bụng, khó tiêu hoá và chữa ho lao, cảm sốt.
Lá và rễ sầu riêng dùng chữa cảm sốt, viêm gan vàng da. Ngày dùng 30-40 gam dưới dạng thuốc sắc. Lá sầu riêng còn dùng dưới dạng nấu nước tắm cho những người vàng da do bệnh gan. Theo kinh nghiệm của nhân dân, xơ sầu riêng có thể dùng trị rệp, để một miếng xơ sầu riêng dưới chiếu của đuôi giường hay phảng. Sau hơn một tuần rệp sẽ không còn.
Người dân xã Lâm Sơn trồng sầu riêng mỗi năm có thể cho thu nhập được trên 35 triệu đồng/ha. Đặc biệt, có những cây sầu riêng mỗi năm có thể cho thu nhập 4 triệu đồng.
Trồng sầu riêng, mang lại lợi ích kinh tế cao, góp phần nâng cao đời sống, xoá đói giảm nghèo mà còn bảo vệ môi trường. Đặc biệt, sầu riêng Lâm Sơn (Ninh Sơn) thị trường đang có nhu cầu. Với điều kiện thổ nhưỡng và thời tiết phù hợp, ngành Nông nghiệp nên sớm có kế hoạch nghiên cứu phát triển trồng sầu riêng ở Ninh Sơn và một số nơi trong tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Để nâng cao hiệu quả kinh tế cây trồng đặc sản, nhiều hộ nông dân không chỉ áp dụng đồng bộ các biện pháp thâm canh khoa học mà còn sản xuất theo chuẩn VietGap

Nhiều bạn đọc hỏi chuyên mục cách chăm sóc cây sầu riêng vào mùa hạn. Nhất là thời điểm này cây sầu riêng có hiện tượng rụng lá, thối rễ dẫn đến năng suất giảm

Sầu riêng là cây cho giá trị kinh tế cao, tuy nhiên, nhà vườn trồng sầu riêng luôn đối mặt với bệnh thối gốc xì mủ - loại bệnh hại nguy hiểm nhất làm cây chết

Muốn vườn cây ăn trái đạt năng suất, chất lượng, nhà vườn cần phối hợp nhiều biện pháp canh tác như quản lý dinh dưỡng, quản lý nước, bảo vệ thực vật, tỉa cành

Mạnh dạn áp dụng KH-KT vào sản xuất, xử lý sầu riêng ra hoa trái vụ giúp nhiều nông dân Tiền Giang thoát cảnh "chạy ăn từng bữa".