Cay Như Ớt!

Vợ chồng anh Ba Lệ Bắc trú xã Duy Châu, huyện Duy Xuyên có 10 sào đất màu chuyên canh các loại cây công nghiệp ngắn ngày. Năm ngoái, họ dành nửa diện tích trồng ớt, còn nửa tỉa bắp lai. Nhờ đất giàu dinh dưỡng, nước tưới dồi dào, cây sinh trưởng tốt nên anh Ba hái được tổng cộng 7 tấn quả tươi từ 5 sào ớt.
Anh Ba nói: “Vụ đó nhờ đường xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc và các nước lân cận rất thuận lợi nên giá ớt luôn ổn định ở mức cao. Lứa nào cũng vậy, hễ tui hái ớt trút lên bờ là cả chục thương lái từ khắp nơi kéo đến tranh nhau mua với giá 1kg tươi không dưới 9 nghìn đồng. Mùa trước tôi thu về 63 triệu đồng, lãi xấp xỉ 40 triệu đồng”.
Thấy giá trị kinh tế cao, vụ này anh Ba quyết định chuyển luôn 5 sào đất chuyên sản xuất bắp lai sang trồng ớt. Nhờ thời tiết thuận lợi, nguồn giống chất lượng, phòng trừ hiệu quả các loại sâu bệnh nguy hiểm nên tất cả 10 sào ớt của anh Ba đều rất được mùa. Thế nhưng, từ đầu tháng 4 đến nay giá thu mua loại nông sản ấy cứ liên tục giảm mạnh. Anh Ba Lệ Bắc cho biết: “Vụ ni, tổng sản lượng ớt tui thu được từ 10 sào đất chắc sẽ không dưới 14 tấn quả tươi.
Tuy nhiên, do giá bán 1kg khoảng 3 nghìn đồng nên kiếm được chỉ chừng 42 triệu đồng. Trong khi đó, chi phí mua cây giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và trả công làm đất, hái quả đã tốn hết 50 triệu đồng. Gần 5 tháng bám với ruộng ớt, cuối cùng lại bị thua lỗ, hỏi sao không cay lòng, chú Tư”.
Cuối tuần qua, về một số vùng trọng điểm trồng ớt ở Duy Xuyên, ở đâu Tư tôi cũng thấy nỗi buồn hiện rõ trên những khuôn mặt đen sạm vì nắng và gió của nhà nông. Ông Huỳnh Văn Ánh – chuyên viên phòng NN&PTNT huyện cho biết, vụ này nông dân địa phương sản xuất gần 100ha ớt, tập trung chủ yếu tại xã Duy Châu và Duy Trinh. Nhờ nhiều yếu tố thuận lợi nên vụ ớt năm nay được mùa trên diện rộng.
Thống kê cho thấy, năng suất bình quân 1 sào đạt khoảng 1,5 tấn quả tươi. Ông Ánh nói: “Với sản lượng đó, nếu giá ớt vẫn giữ mức ổn định 9 nghìn đồng/kg như năm ngoái thì mỗi sào nông dân thu được 13,5 triệu đồng. Trừ mọi khoản chi, họ sẽ lãi 8,5 triệu đồng. Thế nhưng, vì thời điểm này giá bán giảm còn 3 nghìn đồng/kg nên tổng giá trị thu về từ 1 sào ớt chỉ đạt 4,5 triệu đồng.
Ngần đó tiền không đủ bù lại vốn đầu tư đã bỏ ra”. Theo ông Ánh, giá thấp đã đành, những ngày qua nông dân càng điêu đứng hơn vì thương lái không chịu thu mua sản phẩm. Do sợ ớt hư thối, không ít người phải ngậm ngùi hái quả phơi khô. Đúng là cay… như ớt rớt giá!
Có thể bạn quan tâm

Cà Mau là tỉnh nằm ở cực Nam Tổ quốc, kinh tế mũi nhọn là ngư - nông – lâm. Bên cạnh sự phát triển con tôm, cây lúa thì việc phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, đặc biệt là chăn nuôi vịt cũng mang lại hiệu quả khá lớn cho bà con nông dân, góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình...

Từ tháng 5-2010, bệnh vàng lá, rụng lá, khô cành do nấm corynespora gây ra hoành hành chủ yếu trên các vườn cao su giống RRIV4, cùng với nhược điểm của giống này là dễ đổ, nên tháng 7-2010, Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) khuyến cáo loại bỏ giống RRIV4 ra khỏi bảng I, cấm trồng, mua bán.

Từ một loại cây trồng làm nông dân xã Thắng Hải (Hàm Tân - Bình Thuận) điêu đứng, vì giá “trượt dốc” không phanh dẫn đến phải chặt phá hàng loạt. Hai năm gần đây, giá nhãn luôn giữ mức từ 13 - 17 ngàn đồng/kg, diện tích loại trái cây này đang được khôi phục và tăng lên đáng kể, có hộ thu nhập hàng trăm triệu đồng sau mùa quả ngọt…

Ưu điểm của đệm lót sinh học (ĐLSH) là khử mùi phân, tiết kiệm công rửa chuồng; lợn, gà nhanh lớn, hạn chế bệnh tật... Không chỉ vậy, việc áp dụng ĐLSH ở xã Vũ Bản (Bình Lục, Hà Nam) đã giải “bài toán” các hộ kiện cáo, đánh chửi nhau vì ô nhiễm môi trường.

Được triển khai thực hiện trong năm 2012, mô hình nuôi cá hệ VAC tại 2 xã Chiềng Sinh và Nà Sáy, huyện Tuần Giáo do Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện chủ trì thực hiện được các cơ quan chức năng đánh giá đem lại hiệu quả kinh tế cao, là cơ hội giúp bà con thay đổi cơ cấu vật nuôi, phát triển kinh tế xóa đói, giảm nghèo.