Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cây mía Tây Ninh tuột dốc

Cây mía Tây Ninh tuột dốc
Ngày đăng: 09/11/2015

Diện tích cây mía, cây công nghiệp chủ lực của Tây Ninh liên tục giảm mạnh

Quy hoạch gần 6.000 ha, trồng 650 ha

Theo Cục Thống kê Tây Ninh, diện tích cây mía niên vụ 2014 - 2015 trên địa bàn tỉnh hơn 21.500 ha, giảm gần 4.800 ha so với niên vụ trước.

Tại huyện Dương Minh Châu, theo quy hoạch giai đoạn 2011 - 2015, thì vùng sản xuất mía đường có tổng diện tích 5.994 ha.

Nhưng thực tế, niên vụ 2013 - 2014, chỉ trồng được 1.500 ha và niên vụ 2014 -2015 giảm xuống chỉ còn 650 ha. Đại diện UBND huyện Dương Minh Châu đánh giá nguyên nhân diện tích mía giảm là do sự phối hợp giữa địa phương với các nhà máy đường chưa được chặt chẽ; kế hoạch, chính sách của nhà máy đường chậm triển khai.

Mặt khác, trong việc đánh giá chữ đường của nhà máy không có sự thống nhất dẫn đến sự thiếu đồng tình của người trồng mía với nhà máy thu mua.

Thêm vào đó, việc cấp lệnh chặt mía của nhà máy cho nông dân không phù hợp làm cho thời gian thu hoạch kéo dài dẫn đến tình trạng mất chữ đường do cây mía quá thời gian thu hoạch…

Còn tại huyện Châu Thành, diện tích cây mía niên vụ 2013 - 2014 là 5.749 ha, giảm hơn 847 ha so với vụ mía trước.

Đến niên vụ 2014 - 2015 giảm xuống còn 4.931 ha.

Một lãnh đạo UBND huyện Châu Thành lý giải: “Do giá thành đầu tư trồng mía cao, dễ rủi ro nhưng giá bán mía nguyên liệu lại thấp.

Nhà máy đánh giá chữ đường chưa rõ ràng dẫn đến hiệu quả kinh tế bị ảnh hưởng theo”.

Chuyển sang trồng mì

Theo đánh giá của Sở NN-PTNT tỉnh Tây Ninh, do hiệu quả kinh tế cây mía thấp nên nông dân chuyển sang cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn, chủ yếu là cây mì.

Từ đó, dẫn đến diện tích vùng nguyên liệu mía gặp khó khăn, mặc dù cơ quan chức năng có nhiều chính sách hỗ trợ nhưng diện tích mía vẫn liên tục giảm.

Thêm vào đó, năng suất và chất lượng mía không cao dẫn đến thiếu nguyên liệu cung cấp cho 3 nhà máy chế biến đường trong tỉnh.

Đứng trước thực trạng này, Sở NN-PTNT tỉnh Tây Ninh đang tiến hành điều chỉnh lại đề án, theo hướng nâng chất lượng và giá trị sản phẩm, giảm diện tích trồng mía đến năm 2020 từ 30.000 ha xuống còn khoảng 15.000 ha; đồng thời tăng cây mì từ 30.000 ha tăng lên khoảng 60.000 ha.

Ông Nguyễn Duy Ân, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Tây Ninh khẳng định:

“Việc thay đổi quy hoạch phát triển các loại cây trồng chính của tỉnh hoàn toàn phù hợp với tình hình sản xuất thực tế của địa phương.

Qua đó, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và nông dân tổ chức lại sản xuất diện tích mía với quy mô lớn, đầu tư cơ giới hóa vào đồng ruộng, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường”.

Dùng chính sách để kích thích người trồng mía Theo lãnh đạo Sở NN-PTNT, để diện tích cây mía được giữ vững, quan trọng nhất là có những chính sách để người dân để hưởng lợi cao nhất từ loại cây này.

Từ đó, người dân tin tưởng và đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, mở rộng diện tích cây mía.

Mặt khác, cần phải xóa bỏ được nghi ngờ của người dân đối với nhà máy trong việc đánh giá chất lượng nguyên liệu qua chữ đường…


Có thể bạn quan tâm

Phú Yên Chuyển Đổi Cây Trồng Tại Các Hợp Tác Xã Hiệu Quả Cao, Cần Nhân Rộng Phú Yên Chuyển Đổi Cây Trồng Tại Các Hợp Tác Xã Hiệu Quả Cao, Cần Nhân Rộng

Nhờ chuyển một số diện tích lúa 1 vụ, cho năng suất thấp sang mô hình trồng các loại cây có giá trị kinh tế kết hợp nuôi cá…, nhiều HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Yên đã mang lại doanh thu cao, tăng thu nhập cho các thành viên trong HTX.

23/06/2014
Từ Ngày 25/6 - 5/7/2014 Xuất Hiện Đợt Rầy Nâu Phá Hại Lúa Hè Thu Từ Ngày 25/6 - 5/7/2014 Xuất Hiện Đợt Rầy Nâu Phá Hại Lúa Hè Thu

Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh khuyến cáo nông dân cần tăng cường kiểm tra đồng ruộng, thường xuyên theo dõi diễn biến các đối tượng dịch bệnh gây hại lúa. Trạm Bảo vệ thực vật các huyện, thành phố hướng dẫn nông dân phun xịt thuốc phòng trừ rầy nâu theo nguyên tắc “4 đúng” để bảo vệ các trà lúa hè thu.

23/06/2014
Hợp Tác Giữ Giá Cây Rau Hợp Tác Giữ Giá Cây Rau

Cơ sở Sản xuất rau an toàn Tiến Huy ở thôn Định An, xã Hiệp An (Đức Trọng - Lâm Đồng) đã hợp tác với nông dân xây dựng khép kín mô hình sản xuất luân canh các giống rau chất lượng cao theo nhu cầu của thị trường, góp phần ổn định thu nhập trên từng đơn vị diện tích đất quanh vùng.

23/06/2014
Hơn 3.000 Trái Bưởi “Lễ Cát Tường” Bán Tết 2015 Hơn 3.000 Trái Bưởi “Lễ Cát Tường” Bán Tết 2015

Sau hơn 3 đợt thử nghiệm, đến nay, sản phẩm bưởi lễ Cát Tường với hình dáng một bàn tay nâng trái, mà nhiều người gọi là “Bưởi bàn tay Phật” đã được sản xuất thành công. Hiện có khoảng 50 nhà vườn tham gia sản xuất loại bưởi mới này để cung cấp cho thị trường Tết Ất Mùi 2015 sắp tới.

27/11/2014
Mở Rộng Diện Tích Ca Cao Xen Canh Vườn Cây Ăn Trái, Tăng Thêm Thu Nhập Cho Nông Hộ Mở Rộng Diện Tích Ca Cao Xen Canh Vườn Cây Ăn Trái, Tăng Thêm Thu Nhập Cho Nông Hộ

Theo ông Nguyễn Hoàng Hạnh, Phó Giám đốc Sở Khoa học – Công nghệ tỉnh Tiền Giang, trong khuôn khổ dự án phát triển ca cao giai đoạn 2010 – 2014, Tiền Giang đã trồng thêm được 1.100 ha ca cao xen canh dưới tán vườn cây ăn trái, nâng tổng diện tích ca cao theo mô hình xen canh trong vườn cây ăn trái toàn tỉnh lên đến 2.400 ha.

27/11/2014