Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cây Macca Loại Cây Trồng Giàu Tiềm Năng

Cây Macca Loại Cây Trồng Giàu Tiềm Năng
Ngày đăng: 26/01/2015

Hiện nay, nhiều cây lấy hạt ở Việt Nam đã đạt đỉnh cao về kinh tế (như cà phê, hồ tiêu...) lại đang phải đối diện với thách thức do sự già cỗi của các vườn cây. Trong bối cảnh ấy, cây macca nổi lên như một loại cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao với ưu thế vòng đời lên đến hơn 60 năm.

Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo về “Macadamia Việt Nam-Tiềm năng phát triển và cơ hội hợp tác” tổ chức ngày 24/1 tại Hà Nội.
Theo TS. Nguyễn Trí Ngọc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển khoa học công nghệ nông lâm nghiệp Thành Tây, macca (mắc ca) là loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao gấp đôi, thậm chí gấp ba cây cà phê, cây điều và lại có thị trường tiêu thụ rất lớn, hiện mức cung không đủ cầu.
Sau hơn 10 năm đưa vào trồng tại Việt Nam, diện tích mới đạt trên 2000 ha và có khoảng 10 giống macca được đánh giá phù hợp với vùng Tây Nguyên, Tây Bắc.
Hiện nay, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt đang thực hiện đề án cho nông dân vay 10.000 tỷ đồng để trồng loại cây này. Cty CP Vinamacca cũng đang thực hiện dự án tập huấn, chuyển giao kỹ thuật trồng và chăm sóc cây macca, xây dựng 3 vườn ươm quy mô lớn tại huyện Yên Thủy (tỉnh Hòa Bình), huyện Krông Năng và Cty Cà phê 715B M’ Drak (tỉnh Đắk Lắk; Cty CP Macadamia (tỉnh Điện Biên) đã triển khai dự án trồng 3.400 ha rừng kinh tế kết hợp trồng cây macca tại địa bàn huyện Tuần Giáo.
Thực tế canh tác cho thấy 1 cây macca có thể cho tới 70 kg quả, và với giá hiện khoảng 15 USD/kg hạt thì Việt Nam chỉ cần 10 năm để phát triển 100.000 ha và có thể đạt được kim ngạch khoảng 2 tỷ USD/năm. Cũng vì thế, người ta gọi macca là cây "tỷ đô", ông Ngọc cho biết.
Theo ông Nguyễn Bá Ngãi, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT), Bộ NN&PTNT hết sức ủng hộ việc trồng cây macca. Bộ đã tổ chức nghiên cứu, công nhận 10 giống và đưa vào sản xuất là cây đa mục đích trồng trên đất lâm nghiệp.
Tuy vậy, ông Ngãi cũng cho rằng việc đánh giá nhu cầu của thị trường quốc tế chỉ nên được xem là tiềm năng để sản xuất loại hạt mới này. Vì vậy, cần có được kênh thị trường thiết thực, từ đó làm cơ sở quy hoạch sản xuất và chế biến macca.
Tham luận tại hội nghị, ông Đào Văn Hạnh, Chủ nhiệm dự án “Xây dựng mô hình nhân giống và trồng thâm canh cây macadamia tại Sơn La” cho biết dự án đã trồng 360 cây macca; khoảng 8 năm là cây khép tán và không bị chết cây nào. Đặc biệt, trong suốt thời gian trồng, macca không cần tưới nước và bón lót mà chỉ cần bón thúc hàng năm nhưng vẫn cho khoảng 40 - 50kg quả tươi/cây.
Với hiệu quả trên thực tế, ông Hạnh kiến nghị các bộ liên quan tiếp tục nghiên cứu, phát triển cây macca trên địa bàn tỉnh Sơn La cũng như các địa phương khác trên cả nước.
Tại hội thảo, ông Trương Xuân Cừ, Phó Trưởng ban Phụ trách Ban Chỉ đạo Tây Bắc cho biết với điều kiện tự nhiên của Việt Nam, với chủ trương, cơ chế, chính sách phù hợp của Chính phủ, chúng ta hoàn toàn có thể xây dựng Đề tài khoa học "Nghiên cứu, phát triển cây macca vào vùng Tây Bắc", trên cơ sở đó, tiếp tục xây dựng Đề án phát triển cây macca vào vùng Tây Bắc.
Việc nghiên cứu phát triển cây macca không chỉ vì cây trồng này mà còn vì cả Tây Bắc. Quan trọng nhất cần có những nghiên cứu khoa học cẩn trọng, cụ thể hơn để có thể đưa ra quy hoạch bao nhiêu là đủ. Cùng với đó, các đơn vị cũng cần nghiên cứu việc chế biến sâu để có thể khai thác đạt giá trị cao nhất.
Ông Cừ khẳng định Ban Chỉ đạo Tây Bắc sẽ tiếp tục tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước và Chính phủ về các cơ chế, chính sách đặc thù, nhằm khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân tham gia phát triển cây macca trên địa bàn Tây Bắc.


Có thể bạn quan tâm

Mở Rộng Các Hình Thức Liên Kết Tiêu Thụ Sản Phẩm Hoa Màu Mở Rộng Các Hình Thức Liên Kết Tiêu Thụ Sản Phẩm Hoa Màu

Trong năm, việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất hoa màu tiếp tục được quan tâm. Cụ thể, thực hiện 7 mô hình trình diễn rau an toàn (RAT); 4 mô hình sản xuất RAT gắn với tiêu thụ và nhiều cuộc tọa đàm, hội thảo lồng ghép trong các chương trình, dự án... Từ đó, nông dân đã mạnh dạn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, góp phần tăng năng suất, chất lượng (bắp 7 tấn/ha, đậu nành 2,1 tấn/ha, rau muống lấy hạt 2,5 tấn/ha). Sản xuất RAT diện tích trên 150ha, đạt 83,5% kế hoạch nhưng hầu hết diện tích rau đều sản xuất nhỏ lẻ, chưa có liên kết sản xuất và tiêu thụ.

02/11/2013
Nuôi Bò Không Lo Lỗ Nuôi Bò Không Lo Lỗ

Từ con gà, con vịt cho đến con heo đang đẩy người chăn nuôi ở Bình Định lâm cảnh khốn đốn. Nguyên nhân do sau Tết, giá cả các loại vật nuôi nói trên đều tuột, trong khi giá thức ăn chăn nuôi vẫn “bình chân như vại”.

20/04/2013
Hà Tĩnh Nên Chấm Dứt Trồng Cao Su Gần Biển Hà Tĩnh Nên Chấm Dứt Trồng Cao Su Gần Biển

Cao su được Hà Tĩnh công nhận là cây mũi nhọn kinh tế bởi nguồn lợi đưa lại rất lớn. Thế nhưng bão số 10 vừa qua đã làm cho gần 800/1.600ha cao su ở Kỳ Anh bị gãy đổ gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Đây là bài học xương máu cho việc quy hoạch thiếu cân nhắc bởi Kỳ Anh thường xuyên "hứng bão" thế nhưng nơi đây vẫn cứ trồng cao su bằng mọi giá.

02/11/2013
Trồng Táo Xanh Theo Tiêu Chuẩn VietGAP Trồng Táo Xanh Theo Tiêu Chuẩn VietGAP

Được triển khai từ tháng 8/2012 tại xã Phước Sơn (Ninh Phước) trên diện tích 2,5 ha, mô hình trồng táo xanh theo tiêu chuẩn VietGAP bước đầu mang lại hiệu quả trong việc “sạch hóa” nông sản, là hướng đi phù hợp, tạo chỗ đứng tin cậy trên thị trường.

21/04/2013
Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Ếch Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Ếch

Trong những năm qua, nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, nhằm tăng thêm nguồn thu cho gia đình, góp phần giải quyết việc làm và xoá đói giảm nghèo ở địa phương, trong đó, mô hình nuôi ếch đầu tư ít, dễ nuôi, cho hiệu quả kinh tế cao, đang ngày càng có nhiều nông dân áp dụng.

02/11/2013