Cây mắc ca cho trái khổng lồ
Vườn mắc ca của ông Ba rộng khoảng 7 sào (0,7ha) với hơn 2.500 cây mắc ca được trồng cách nay 10 năm, hiện cho năng suất gần 20kg/cây. Như những vườn mắc ca khác, hơn 2.500 cây mắc ca trong vườn nhà ông Ba cũng chỉ cho trái có kích cỡ khoảng bằng ngón chân cái người lớn, trái nào “đột biến” to lắm cũng chỉ bằng quả bóng bàn. Song, trong vườn mắc ca của ông Ba có duy nhất một cây cho quả có kích cỡ to một cách bất thường: bằng quả trứng gà!
Điều đáng nói, không chỉ lác đác một vài quả, một vài chùm hay một vài vụ mà quả nào, chùm nào và vụ nào cây mắc ca “lạ” này cũng đều như thế cả; và chỉ duy nhất một cây.
Theo ý kiến của nhiều người, về kích cỡ, cây mắc ca này của ông Ba cho quả lớn nhất ở Việt Nam hiện nay; hơn thế, trên thế giới cũng khó tìm một cây mắc ca nào cho quả với kích cỡ như thế. Ông Nguyễn Đức Ba cho biết, cây mắc ca có quả như quả trứng gà ấy lúc ban đầu cũng được ông ươm giống, trồng, chăm sóc như mọi cây mắc ca khác.
Chứng kiến cây mắc ca cho quả gấp đôi bình thường, nhiều nhà khoa học đã đề nghị ông Nguyễn Đức Ba nên nhân giống từ nó để tự trồng và cung cấp cho bà con nông dân trong vùng.
Có thể bạn quan tâm

Tình hình dịch cúm gia cầm xảy ra ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước đã làm cho người tiêu dùng e ngại sử dụng các sản phẩm gia cầm, khiến mặt hàng này bị giảm sức mua và rớt giá. Người nuôi và các tiểu thương mua bán ở các chợ đều lo thua lỗ, hoặc phá sản.

Từ nhiều năm qua, huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) được đánh giá là điểm sáng phát triển cây trồng vụ đông với diện tích chiếm gần 1/3 diện tích cây vụ đông toàn thành phố. Kết thúc năm 2013, nông dân Tiên Lãng có một vụ đông thắng lợi với tổng giá trị sản lượng đạt gần 600 tỷ đồng (tăng 20% so với vụ đông năm 2012). Cây vụ đông bước đầu trở thành vụ sản xuất hàng hoá, đem lại thu nhập cao, góp phần bảo đảm an sinh xã hội.

Vùng chuyên canh cây hồ tiêu ở xã Xuân Thọ (huyện Xuân Lộc, Đồng Nai) có diện tích khá lớn với gần 500 hécta. Năm nay, nhờ thời tiết thuận lợi nhiều nông dân đang bước vào vụ thu hoạch với niềm vui trúng mùa, được giá.

Qua khảo sát của Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật cho thấy, những năm gần đây, tình hình dịch hại trên cây mì có nhiều diễn biến phức tạp, một số đối tượng dịch hại nguy hiểm có nguy cơ lây lan trên diện rộng như: Bệnh chổi rồng, bệnh xì mủ thân (do vi khuẩn), rệp sáp bột hồng và một số loài rệp sáp khác.

Năm 2013, có 1.392 hộ và 516,76 ha tham gia bảo hiểm với tổng mức phí 22,38 tỷ đồng, trong đó nhà nước hỗ trợ trên 13 tỷ đồng. Có 1.575 vụ tôm thiệt hại trên tổng số 1.392 hợp đồng với diện tích 496,409, chiếm 96,1% tổng diện tích tham gia bảo hiểm.