Cây mắc ca cho trái khổng lồ
Vườn mắc ca của ông Ba rộng khoảng 7 sào (0,7ha) với hơn 2.500 cây mắc ca được trồng cách nay 10 năm, hiện cho năng suất gần 20kg/cây. Như những vườn mắc ca khác, hơn 2.500 cây mắc ca trong vườn nhà ông Ba cũng chỉ cho trái có kích cỡ khoảng bằng ngón chân cái người lớn, trái nào “đột biến” to lắm cũng chỉ bằng quả bóng bàn. Song, trong vườn mắc ca của ông Ba có duy nhất một cây cho quả có kích cỡ to một cách bất thường: bằng quả trứng gà!
Điều đáng nói, không chỉ lác đác một vài quả, một vài chùm hay một vài vụ mà quả nào, chùm nào và vụ nào cây mắc ca “lạ” này cũng đều như thế cả; và chỉ duy nhất một cây.
Theo ý kiến của nhiều người, về kích cỡ, cây mắc ca này của ông Ba cho quả lớn nhất ở Việt Nam hiện nay; hơn thế, trên thế giới cũng khó tìm một cây mắc ca nào cho quả với kích cỡ như thế. Ông Nguyễn Đức Ba cho biết, cây mắc ca có quả như quả trứng gà ấy lúc ban đầu cũng được ông ươm giống, trồng, chăm sóc như mọi cây mắc ca khác.
Chứng kiến cây mắc ca cho quả gấp đôi bình thường, nhiều nhà khoa học đã đề nghị ông Nguyễn Đức Ba nên nhân giống từ nó để tự trồng và cung cấp cho bà con nông dân trong vùng.
Có thể bạn quan tâm

Chỉ cần điện thoại là hải sản từ nhiều vùng mien sẽ được đóng thùng gửi đến tận nhà trong vòng 1 ngày

Ngoài yếu tố dịch bệnh, sự cạnh tranh từ các thương lái nước ngoài, việc người nuôi tôm neo hàng chờ giá đã tạo sức ép khá lớn cho các doanh nghiệp và ảnh hưởng không nhỏ đến cả ngành chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam.

Người dân thôn Châu Mai, xã Liên Châu, huyện Thanh Oai (Hà Nội), có nghề nuôi vịt đẻ trứng. Nhắc đến nghề này, Phó Chủ tịch UBND xã Liên Châu Đào Quang Huệ tươi cười: "Trứng vịt lộn người Hà Nội ăn đều có xuất xứ từ làng tôi cả. Trứng vịt của làng có mặt ở khắp nơi: Hà Nội, Sơn La, Yên Bái, nhưng chủ yếu ở thị trường Hà Nội. Nhờ trứng mà hộ nghèo ở thôn này giờ chỉ đếm trên đầu ngón tay, nhiều gia đình sáng "mở mắt" ra đã có cả triệu đồng tiền lãi.

Từ một hộ nghèo có cuộc sống kinh tế khó khăn, nhờ áp dụng hiệu quả mô hình chăn nuôi bò sinh sản,đến nay gia đình ông Bùi Văn Bảo ở xóm Đồng Bái, xã Đú Sáng (Kim Bôi - Hòa Bình) là hộ điển hình trong phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo, mỗi năm cho thu nhập hơn 100 triệu đồng từ việc bán bò, bê.

Bà Nguyễn Thị Chi, thôn Tân Thuận, xã Tân Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng tâm sự, tình cờ bà đọc được thông tin trên báo chí giới thiệu mô hình nuôi chim bồ câu ở TPHCM rất hiệu quả. Năm 2006 hai vợ chồng bà lặn lội về tận nơi để tham quan, học hỏi kinh nghiệm và mua được 10 cặp chim bố mẹ về nuôi thử.