Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cây Lạ Ở Xứ Biển

Cây Lạ Ở Xứ Biển
Ngày đăng: 24/07/2014

Thanh long ruột đỏ là loại cây được trồng phổ biến trên vùng đất gò. Đối với xứ biển, đây là cây trồng được xếp vào diện “lạ”. Dám nghĩ, dám làm, anh Lê Văn Trung (ở thôn Đông Hòa, xã Tịnh Hòa, TP.Quảng Ngãi) đã đem giống cây “lạ” này về trồng trên vùng đất cát và đã gặt… “mùa vàng”.

Dám nghĩ, dám làm

Như bao nông dân ở vùng quê Tịnh Hòa, gia đình anh Lê Văn Trung có vài sào đất trồng hoa màu. Đất pha cát nghèo dinh dưỡng nên năng suất cây trồng  không cao. Gia đình anh Trung trồng cây mì, mỗi vụ thu hoạch chỉ được từ 1,5 – 2 triệu đồng.

Sau nhiều năm canh tác, thấy thu nhập chẳng đáng vào đâu so với công chăm sóc, anh Trung quyết định đổi giống cây trồng với hy vọng mang lại giá trị kinh tế cao.  

Ở xã Tịnh Hòa, anh Trung được mệnh danh là người khá thức thời bởi tiên phong thực hiện nhiều mô hình chăn nuôi, trồng trọt. Đơn cử như mô hình nuôi bò vỗ béo đầu tiên trên địa bàn xã. Mô hình mới này đã mang đến cho anh Trung nguồn thu nhập đáng kể. Giờ là đến mô hình trồng thanh long ruột đỏ trên đất cát ven biển.

Thoạt đầu, khi đưa giống thanh long ruột đỏ về trồng trong vườn nhà, nhiều người cho rằng anh Trung liều lĩnh vì “chẳng ai dám nghĩ loại đất cát bạc màu này lại có thể nuôi dưỡng giống cây có giá trị cao như thế này”.

Anh Trung bảo: “Mình đã tham khảo nhiều nơi, được biết ở Đức Phổ cũng đã có người trồng thành công thanh long ruột đỏ trên đất cát”. Anh Trung lặn lội vào tận Đức Phổ xin mua cây giống và được người chủ vườn nhiệt tình chỉ bảo các kiến thức cơ bản trong chăm sóc. Đầu năm 2013, anh mạnh dạn chi 100 triệu đồng để cải tạo 6 sào đất, đúc 300 trụ xi măng và mua 1.200 gốc thanh thong ruột đỏ về trồng.

Ngoài những kiến thức được chỉ dạy, anh Trung còn thường xuyên mày mò học hỏi cách chăm sóc cây từ mạng internet. Anh cho biết: “Tôi học hỏi được nhiều cách chăm sóc hay trên mạng, đồng thời gạn lọc để đưa ra được cách chăm sóc tốt nhất cho cây thanh long trên đất cát”.

Gặt “mùa vàng” từ sự liều lĩnh

Sau thời gian dài cất công chăm sóc, 300 trụ thanh long ruột đỏ đã mang đến cho anh Trung những “mùa vàng”. Hồ hởi dẫn chúng tôi ra vườn, anh Trung chỉ vào những trụ thanh long ruột đỏ đang chi chít trái, bảo: “Đợt này là đợt hai rồi đó.

Cây này cho trái một vụ kéo dài từ tháng 4 đến tháng 7 âm lịch hằng năm, một vụ thu hoạch ba đợt. Đợt đầu của vụ này gia đình tôi thu hoạch được hơn 1 tấn, mỗi gốc cho khoảng 10kg trái”. Điều kiện thời tiết trong thời gian qua nắng nóng nên cây thanh long cho trái nhỏ.

Tuy nhiên, theo ước tính của anh Trung trong vụ này tổng sản lượng có thể đạt trên 2,5 tấn. Với giá bán khoảng 30-35 ngàn đồng/kg thì ngay trong vụ trái đầu tiên gia đình anh có thể thu về khoảng 80 triệu đồng, trừ chi phí chăm bón vẫn lãi khoảng 70 triệu đồng.

Triển vọng trong những vụ tiếp theo, sản lượng sẽ tăng gấp 3 lần vụ đầu. Như vậy, tuy vốn đầu tư bước đầu cao nhưng với tuổi thọ của cây thanh long có thể đạt từ 20-25 năm, cây ít sâu bệnh, lại là loại trái cây có giá trị kinh tế cao thì việc thu hồi vốn và làm giàu từ loại cây này là việc  không khó đối với gia đình anh Trung. “Đây gọi là sự liều lĩnh “ngọt ngào”, anh Trung hóm hỉnh nói.

Ngoài việc bán trái, anh Trung cũng đang tìm tòi, học hỏi để tự ươm mầm thanh long ruột đỏ đạt chất lượng để bán cho những hộ có nhu cầu nhằm tăng thu nhập. Với những kết quả bước đầu, việc trồng giống thanh long ruột đỏ trên vùng đất cát của anh Lê Văn Trung là một hướng đi đầy triển vọng trong phát triển kinh tế gia đình đối với người dân vùng đất cát ven biển.


Có thể bạn quan tâm

Thả Nuôi 3.461 Ha Thủy Sản Thả Nuôi 3.461 Ha Thủy Sản

Theo Sở NN&PTNT Hậu Giang, tổng diện tích thả nuôi thủy sản từ đầu năm đến nay trên địa bàn được 3.461ha, đạt 34,77% kế hoạch và bằng 68,41% cùng kỳ năm trước. Trong đó, diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh là 213,57ha, đạt 20,73% kế hoạch; có 491 vèo cá được thả nuôi trên các tuyến sông gồm cá thát lát, cá lóc, bống tượng...

03/06/2013
Hiệu Quả Cải Tạo Vườn Xoài Cát Hòa Lộc Già Vùng Hòa Hưng (Tiền Giang) Hiệu Quả Cải Tạo Vườn Xoài Cát Hòa Lộc Già Vùng Hòa Hưng (Tiền Giang)

Vừa qua, tại UBND xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè (Tiền Giang) đã diễn ra hội thảo sơ kết 2 năm thực hiện đề tài "Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật canh tác nhằm nâng cao năng suất và chất lượng xoài cát Hòa Lộc theo hướng GAP", do PGS.TS. Trần Văn Hâu - Trường Đại học Cần Thơ chủ trì.

03/06/2013
Nguy Cơ Từ Gieo Sạ Sớm Nguy Cơ Từ Gieo Sạ Sớm

Hiện nay, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang sau khi thu hoạch xong lúa Hè thu đã khẩn trương dọn đất để sạ lại vụ lúa Thu đông 2013, với mong muốn thu hoạch lúa trước khi lũ về. Điều này, đặt ra nhiều lo lắng cho ngành chức năng về khả năng ngộ độc hữu cơ và sâu bệnh.

04/06/2013
Chăn Nuôi Heo Theo Hướng Bền Vững, Đảm Bảo Môi Trường Chăn Nuôi Heo Theo Hướng Bền Vững, Đảm Bảo Môi Trường

Chăn nuôi heo trên đệm lót sinh thái bước đầu được người chăn nuôi đánh giá là hiệu quả nhất so với các phương pháp nuôi truyền thống về việc xử lý mùi hôi và hạn chế thấp nhất tình trạng gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có cơ quan nào có thể mạnh dạn trả lời cho câu hỏi: “Nên hay không nên nhân rộng mô hình chăn nuôi heo trên đệm lót sinh thái?”.

06/06/2013
Tạo Thế Chân Kiềng Phát Triển Cà Phê Tây Nguyên Tạo Thế Chân Kiềng Phát Triển Cà Phê Tây Nguyên

Cà phê là cây trồng chủ lực, đưa lại thu nhập chính cho người dân các tỉnh Tây Nguyên. Tuy nhiên hiện nay, vườn cà phê tại Tây Nguyên đang chuẩn bị bước vào thời kỳ già cỗi cần được tái canh. Để thực hiện việc này đòi hỏi nguồn vốn lớn...

06/06/2013