Cây dưa hấu ưa phân bón Phú Mỹ

Mô hình sử dụng phân bón Phú Mỹ có năng suất thực thu bình quân dự kiến đạt 27,2 tấn/ha, cao hơn 2,4 tấn/ha so với mô hình đối chứng.
Đó là nhận xét chung của bà con nông dân xã Tam Thành, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam tại buổi Hội thảo tổng kết mô hình trình diễn sử dụng hiệu quả phân bón Phú Mỹ trên cây dưa hấu vụ hè thu năm 2015 diễn ra trung tuần tháng 7/2015. Tham dự buổi hội thảo có gần 100 hộ nông dân và đại diện chính quyền, cơ quan nông nghiệp, Hội Nông dân địa phương, PVFCCo Central.
Mô hình trình diễn sử dụng phân bón Phú Mỹ (Đạm Phú Mỹ, NPK Phú Mỹ, cộng thêm DAP và Kali) theo quy trình hướng dẫn của Trạm Khuyến nông, PVFCCo Central và mô hình đối chứng có tổng diện tích 0,5ha, do 5 hộ gia đình cùng tham gia (mỗi gia đình có 2 sào, mỗi sào 500m2). Ông Nguyễn Văn Kỉnh- Trưởng trạm Khuyến nông Khuyến lâm huyện Phú Ninh- cho biết, mô hình sử dụng phân bón Phú Mỹ có năng suất thực thu bình quân dự kiến đạt 27,2 tấn/ha, cao hơn 2,4 tấn/ha so với mô hình đối chứng. Với giá dưa hấu tại ruộng tạm tính là 5.500 đồng/kg thì lợi nhuận của mô hình sử dụng phân bón Phú Mỹ cao hơn so với mô hình đối chứng là 13,3 triệu đồng/ha.
Anh Nguyễn Hoàng Được- một trong 5 hộ gia đình tham gia mô hình- cho biết, gia đình anh khi sử dụng phân bón Phú Mỹ cho dưa thì thấy có 2 ưu điểm rõ rệt: thứ nhất là chất lượng phân bón Phú Mỹ tốt nên dù năm nay thời tiết rất khắc nghiệt, cây dưa vẫn phát triển mạnh; thứ hai, giá cả phân bón Phú Mỹ khá hợp lý. Với 1 sào ruộng dưa (500m2) sử dụng phân bón Phú Mỹ, gia đình anh thu được 1,5 tấn (tương đương 30 tấn/ha) và trọng lượng trái bình quân là hơn 3kg.
Cũng trong buổi hội thảo, đại diện PVFCCo Central đã giới thiệu bộ sản phẩm phân bón Phú Mỹ, các điểm bán phân bón Phú Mỹ tại địa phương, đặc điểm nhận diện thương hiệu, sản phẩm phân bón Phú Mỹ, cam kết cung ứng những sản phẩm phân bón Phú Mỹ có chất lượng cao với giá cả hợp lý, đáp ứng nhu cầu của bà con hiện nay. Các cán bộ kỹ thuật của PVFCCo và Trạm khuyến nông địa phương cũng nhiệt tình giải đáp các câu hỏi của bà con về sản phẩm, giá cả và cách sử dụng phân bón hiệu quả tại đồng ruộng mình.
Được biết, huyện Phú Ninh có diện tích gieo trồng dưa hấu khá lớn, khoảng 800ha, cây dưa hấu đã và đang là cây trồng mang lại thu nhập lớn cho người dân Phú Ninh. Trong nhiều năm gần đây, hầu hết các bà con nông dân trong huyện đều sử dụng Đạm Phú Mỹ chăm sóc cây trồng của mình, đặc biệt cho cây lúa và dưa hấu. Bên cạnh Đạm Phú Mỹ, trong các vụ vừa qua, sản phẩm NPK Phú Mỹ cũng đã được bà con sử dụng và đem lại hiệu quả cao cho cây trồng.
Có thể bạn quan tâm

Huyện Cái Bè (Tiền Giang) nổi tiếng với nhiều loại cây ăn trái đặc sản như: Bưởi lông Cổ Cò, Xoài Cát Hòa Lộc, quýt đường, cam sành, nhãn,... Diện tích cây ăn trái ngày càng tăng nhanh. Hiện toàn huyện có 16.864 ha vườn cây ăn trái (tăng 64 ha so với năm 2013).

Ông Nguyễn Văn Tân là người đầu tiên đưa ếch Thái Lan về nuôi ở xã Hải Ninh, huyện Hải Hậu, Nam Định. Từ mô hình của ông, nhiều gia đình trong xã đã làm theo và đang làm giàu bền vững.

Gừng tươi lâu nay ổn định từ 40.000 đồng – 50.000/kg nay tăng lên 80.000 đồng/kg; trứng giá cầm tăng 3.000 – 5.000 đồng/hộp (10 trứng). Theo lý giải của các tiểu thương, hiện nay các mặt hàng gia vị hàng không đáp ứng đủ nên giá tăng lên. Bên cạnh đó, hiện đang vào mùa sản xuất bánh trung thu nên nhu cầu trứng tăng cao, vì vậy giá trứng gia cầm tăng mạnh.

Ngay sau đó, mầm bệnh tiếp tục lây lan sang đàn bò của ông Nguyễn Tấn Xí trú cùng thôn. Ông Thống nói: “Tính đến thời điểm này, tại thôn Trung Phường của xã Duy Hải đã có 8 con bò bị nhiễm dịch lở mồm long móng.

“Cánh đồng mẫu lớn” (CĐML) là hình thức sản xuất tập trung, phát huy mối liên kết “4 nhà”, tạo đầu ra ổn định với lợi nhuận cao cho nông dân (ND), giúp ND yên tâm sản xuất.