Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cây Dứa Của Người Mông Ở Điện Quan Thoát Nghèo

Cây Dứa Của Người Mông Ở Điện Quan Thoát Nghèo
Ngày đăng: 29/11/2011

Điện Quan là xã đặc biệt khó khăn của huyện Bảo Yên (Lào Cai), với 80% đồng bào dân tộc Mông, Dao sinh sống. Nhờ nỗ lực đẩy mạnh tuyên truyền vận động, hướng dẫn đồng bào định canh, định cư, phát triển kinh tế, đời sống người dân Điện Quan đã được khởi sắc. Trong những năm qua, đồng bào Mông ở Điện Quan đã bằng nhiều mô hình trong nông nghiệp để vươn lên thoát nghèo. Cây dứa đã trở thành người bạn cứu cánh của người Mông nơi đây.

Với địa thế là đồi núi cao, đá vôi xen lẫn những khoảnh đất không lấy gì là màu mỡ, ít nguồn nước, không thuận lợi cho trồng lúa. Do vậy, trong những năm gần đây, được sự tư vấn của Hội nông dân và trung tâm khuyến nông huyện Bảo Yên, người nông dân Mông ở Điện Quan đã thay đổi tập quán canh tác từ cách làm tạm bợ theo hình thức du canh chuyển sang làm cố định, thâm canh trên diện tích đất bạc màu. Từ đó, họ thấy cây dứa là một loại cây có thể thích nghi với đất núi đá ở quê mình, do vậy, người Mông quyết định “bén duyên” nó và đưa giống dứa về trồng thử nghiệm.

Với đặc tính chịu khô hạn, không khó tính trong lựa chọn đất sinh trưởng nên ngay khi được đặt hom, cây dứa đã bén rễ và sinh trưởng phát triển tốt ở đất núi Điện Quan. Để có giống cây, người Mông ở đây phải mua giống tận đất dứa Mường Khương với loại dứa quả to, lá nhỏ, ngọt và cho nhiều thân ở một gốc về trồng. Cùng với việc mua giống, người dân còn học kinh nghiệm trồng và chăm sóc dứa theo từng mùa, từng thời vụ, cách thu hoạch khi dứa chín cùng với thị trường tiêu thụ.

Ông Hảng Khái Quáng- một nông dân, chủ một khu đồi dứa cho biết: Chúng tôi trồng dứa thích lắm vì dứa dễ tính lại cho quả nhiều, bán được giá. Công và phân bón lại ít nên cũng đỡ tốn kém. Không chỉ có riêng ông Quáng mà nhiều hộ gia đình trồng dứa đều có một cảm nhận chung như vậy.

Điều thuận lợi với người Mông ở Điện Quan khi tiếp cận và canh tác cây dứa là họ đã có sẵn khu đất đã bỏ hoang nhiều năm rồi vốn đầu tư ít mà thị trường dứa lại đang có nhu cầu lớn. Hơn nữa, Hội nông dân và Nhà nước đang khuyến khích cũng như đầu tư trọng điểm cho người Mông canh tác phát triển kinh tế.

Khi đã quen với cây dứa, đa số người Mông ở Điện Quan cho rằng, trồng cây dứa thuận lợi và dễ tính hơn trồng cây ngô trên núi. Bởi thời gian chăm sóc và bón phân cho dứa sẽ nhàn và ít tốn kém hơn so với các cây hoa màu khác lại cho thu nhập cao. Vào thời điểm tháng 11-12 hàng năm, người Mông đồng loạt trồng dứa khi thời tiết lạnh và thuận lợi. Khi tiết trời chuyển sang mùa hè, khoảng tháng 4-5, cây dứa trổ hoa và kết quả, trong một thời gian ngắn sẽ cho thu hoạch. Vào thời gian này, người Mông ở Điện Quan tập trung nhiều vào chăm sóc dứa. Từ việc tỉa bớt những cây mầm xen vào những quả đang to, xới cỏ, vun gốc và bón phân cho dứa…

Thị trường tiêu thụ có ưu điểm thuận lợi, các tư thương đến tận nương dứa thu mua với giá từ 3 đến 4 ngàn đồng/kg”. Ngoài việc bán cho tư thương, người dân còn mang ra chợ bán, trao đổi hàng hóa rồi dùng làm quả giải khát trong gia đình. Anh Hảng A Diêu, một hộ đầu tư trồng dứa lớn ở Điện Quan vui vẻ cho biết, gia đình anh canh tác dứa nhiều năm nay và có nhiều thu nhập, ổn định cuộc sống. Mỗi vụ thu hoạch dứa, gia đình anh thu được hơn 20 triệu đồng. Nhiều gia đình khác ở Điện Quan cũng có thu nhập tương tự.

Mô hình trồng dứa ở xã Điện Quan hiện nay không chỉ bó hẹp trong phạm vi một vài gia đình mà còn có sức lan tỏa lớn, nhiều hộ gia đình trong toàn xã đã thấy hay và làm theo. Mỗi hộ gia đình Mông ở Điện Quan đều vui vẻ thấy rằng cây dứa là cây sẽ giúp họ thoát nghèo. Nhờ có mô hình này, nhiều năm qua, những diện tích đất bỏ hoang đã được chính bàn tay cần cù lam lũ của người Mông đánh thức và thu được những “quả vàng” ngay trên chính mảnh đấy “xương xẩu” ấy. Đồng thời, tình trạng đốt phá nương rẫy, du canh của người Mông ở Điện Quạn đã chấm dứt nhường chỗ cho bạt ngàn những đồi dứa xa tít tắp đến những đỉnh núi cao.

Nhiều gia đình người Mông ở Điện Quan đã thoát nghèo từng bước bằng cách làm giàu chính đáng từ đôi bàn tay chai sạn và tư duy sáng tạo quyết đoán của họ. Đời sống vật chất và tinh thần của họ đã sang trang mới, ấm no và hạnh phúc hơn


Có thể bạn quan tâm

Đo Chữ Đường Cây Mía Thiếu Minh Bạch Nông Dân Chịu Thiệt Đo Chữ Đường Cây Mía Thiếu Minh Bạch Nông Dân Chịu Thiệt

Đã qua, người trồng mía trong tỉnh Cà Mau lao đao vì giá mía giảm. Đã vậy, họ còn bị nhà máy đường Thới Bình tính chữ đường thấp, làm cho nhiều hộ nông dân không còn mặn mà với cây mía. Diện tích trồng mía vì vậy ngày càng thu hẹp.

04/04/2014
Tỷ Phú Hồi Đất Đồng Văn (Quảng Ninh) Tỷ Phú Hồi Đất Đồng Văn (Quảng Ninh)

Đồng Văn là xã trồng nhiều hồi nhất ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) với khoảng 2.000ha. Những năm qua, ý thức được việc phải khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của địa phương, nhiều hộ gia đình đã tích cực chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng để trồng hồi, quế.

28/07/2014
Nông Dân Chở Dưa Hấu Đi… Bán Dạo Nông Dân Chở Dưa Hấu Đi… Bán Dạo

Nhận thấy cây dưa hấu mang lại lợi nhuận cao với mức lãi ròng đạt gần 100 triệu đồng/ha chỉ sau hơn 3 tháng canh tác, thời gian qua trên địa bàn huyện Krông Bông (Đắk Lắk) nhiều người dân đã đổ xô trồng dưa hấu.

04/04/2014
Xuất Khẩu Gạo Việt Sang Philippines Tăng Đột Biến Xuất Khẩu Gạo Việt Sang Philippines Tăng Đột Biến

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa cho biết, khối lượng gạo xuất khẩu tháng 7 năm 2014 ước đạt 606.000 tấn với giá trị 278 triệu USD đưa khối lượng xuất khẩu gạo 7 tháng đầu năm 2014 ước đạt 3,86 triệu tấn và 1,75 tỷ USD, giảm 7,9% về khối lượng, và giảm 4,8% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

28/07/2014
Nông Dân Tăng Cường Chăm Sóc, Phòng Bệnh Cho Cà Phê Nông Dân Tăng Cường Chăm Sóc, Phòng Bệnh Cho Cà Phê

Hiện nay, hầu hết các vườn cà phê trên địa bàn tỉnh đã bước vào giai đoạn làm nhân. Vì thế, trước những tín hiệu hết sức khả quan về giá cả của cà phê, hầu hết các hộ trồng cà phê đã tập trung vốn để mua vật tư nông nghiệp đầu tư, chăm sóc cho cây cà phê.

28/07/2014