Cây dưa chuột trên đồng đất Đan Thê

Dưa chuột ở Đan Thê được trồng vào 2 vụ chính là vụ Xuân và vụ Đông, sau khoảng một tháng chăm sóc, dưa bắt đầu cho thu hoạch lứa quả đầu tiên. Ông Nguyễn Quang Thắng - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Đà cho biết, mỗi sào dưa chuột ở Đan Thê cho thu hoạch bình quân 3 - 3,5 tấn.
Tuy nhiên, với điều kiện chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật, năng suất dưa có thể đạt 4 tấn/sào. Thường vào đầu vụ, giá dưa chuột khoảng 8.000 – 12.000 đồng/kg, cuối vụ là 6.000 đồng/kg. Trừ chi phí, mỗi sào dưa chuột cũng cho thu nhập khoảng 3 - 4 triệu đồng, cao hơn nhiều so với cấy lúa. Nhờ có dưa chuột, nhiều hộ dân trên địa bàn xã đã có thu nhập ổn định và vươn lên thoát nghèo.
Cây dưa chuột đã “bén rễ” trên đất Đan Thê hàng chục năm nay và trở thành một trong những cây trồng chủ lực tại địa phương. Bởi vậy, người dân Đan Thê có khá nhiều kinh nghiệm trồng, chăm sóc dưa từ khâu chọn giống. Theo đó, mỗi vụ, những quả dưa to ở phần gốc được bớt lại để chọn làm giống. Quả già, sau khi thu hoạch được bóc lấy hạt đem phơi khô rồi bảo quản kỹ để làm giống trồng vụ sau. Đến đầu vụ, người dân sẽ ươm giống rồi đánh cả bầu ra trồng ngoài ruộng, mỗi khóm cách nhau khoảng 30cm.
Tính đến nay, toàn thôn Đan Thê có trên 40ha trồng dưa chuột, cung cấp ra thị trường lượng quả tươi khá lớn. Đang bước vào mùa thu hoạch nên thương lái thường tìm đến tận ruộng để thu mua và đem đi tiêu thụ ở nhiều nơi trong vùng. Dưa chuột Đan Thê có tiếng là ngon, giòn, lại an toàn do không sử dụng thuốc trừ sâu nên rất được người tiêu dùng trên địa bàn cũng như các địa phương lân cận ưa chuộng. Hiện nay, nhiều hộ dân mong muốn được mở rộng diện tích trồng dưa chuột, song khó khăn là đầu ra chưa ổn định, vẫn phụ thuộc vào thương lái.
Do đó, mong muốn của người trồng dưa thôn Đan Thê nói riêng và xã Sơn Đà nói chung là có quy hoạch sản xuất bài bản gắn với tìm đầu ra cho sản phẩm. Có như vậy sản xuất mới đảm bảo phát triển bền vững, hiệu quả, nâng cao đời sống người dân.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, dịch bệnh trên tôm nuôi ở tỉnh Bình Định diễn biến khá phức tạp, ảnh hưởng đến năng suất và thu nhập của người nuôi tôm. PV Báo Bình Định đã phỏng vấn ông Võ Đình Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh, một số vấn đề về phòng, chống dịch bệnh tôm nuôi.

Ngày 10/1, UBND huyện Sông Hinh đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác sản xuất và điều hành nguyên liệu mía, sắn niên vụ 2011-2012, triển khai nhiệm vụ niên vụ 2012-2013.

Bến Tre là một trong 3 tỉnh đứng đầu khu vực đồng bằng sông Cửu Long về diện tích trồng cây ăn quả. Trong đó, một số cây trồng đã có “thương hiệu” như sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, bưởi da xanh, nhãn... Đây cũng là nhóm cây ăn quả đặc sản của tỉnh và được quy hoạch phát triển, ổn định sản xuất đến năm 2020.

Nhằm giúp nông dân có định hướng nuôi trồng thủy sản gắn với tiêu thụ sản phẩm, phát huy thế mạnh và phát triển kinh tế - xã hội địa phương, Phòng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn huyện An Phú phối hợp với Trung tâm Giống thủy sản An Giang (đơn vị chuyển giao kỹ thuật) đã triển khai dự án “Mô hình ứng dụng khoa học công nghệ phát triển nuôi cá sặc rằn”, từ tháng 3 - 2011 đến tháng 3 - 2013.

Vải thiều Thanh Hà (Hải Dương) đã bắt đầu cho thu hoạch. Theo ông Vũ Đình Bát, Chủ tịch Hiệp Hội sản xuất và tiêu thụ vải thiều Thanh Hà, giá bán vải quả tại vườn ngày 5 - 6 là 15 nghìn đồng/kg, tăng từ 4.000 - 6.000 đồng/kg so với năm ngoái. Nguyên nhân là do thị trường Trung Quốc tiêu thụ ngày càng nhiều, sản lượng vải thiều Bắc Giang giảm.