Cây Chanh Hứa Hẹn Hiệu Quả Trên Vùng Đất Mới

Huyện Tân Phước là một huyện nghèo của tỉnh Tiền Giang, nhân dân quanh năm chủ yếu sống bằng nông nghiệp. Xác định cây khóm, khoai và lúa là cây trồng chủ lực nên huyện Tân Phước từng bước thay da đổi thịt.
Trước kia, cây khóm là cây trồng chủ yếu mang lại thu nhập nuôi sống người dân xã Tân Lập I thì những năm gần đây nhờ đa dạng hóa cây trồng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế cùng với sự đầu tư của Nhà nước trong việc xây dựng ô bao khép kín ngăn lũ nên cơ hội làm ăn của bà con nơi đây có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều hộ nông dân đã chịu khó tìm tòi học hỏi, tích cực tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật, tạo hiệu quả cho phát triển kinh tế gia đình.
Vài năm trở lại đây, phong trào trồng chanh không hạt được bà con áp dụng khá thành công, lúc đầu chỉ vài hộ nhỏ lẻ, hiện nay toàn xã Tân Lập I có trên 25 ha chanh có hiệu quả, điển hình như các chú Nguyễn Thanh Kỷ, Lương Văn Nhu, Nguyễn Văn Trí,... đã thực hiện mô hình cây chanh trồng xen trên đất khóm, nhiều hộ dân bắt đầu có thu hoạch từ cây chanh.
Theo ghi nhận, mấy năm gần đây, cây khóm vùng đất Tân Lập I bắt đầu già cỗi, một vài nông dân sau khi nghiên cứu và "đón đầu" trong công tác chuyển đổi cây trồng đã mạnh dạn trồng xen canh cây chanh, lấy ngắn nuôi dài, bước đầu cho hiệu quả. Theo chú Nguyễn Văn Dư ấp 2, xã Tân lập I có 6,5 ha đất, chú đã đặt 700 gốc chanh, sau gần 2 năm cây chanh cho trái, giá bán hiện nay là 12.000 đồng/kg.
Còn chú Nguyễn Văn Trí gốc là giáo viên, vì "mê" vùng đất mới nên từ xứ Vĩnh Kim - huyện Châu Thành một vùng đất trù phú vào đây trồng 5,5 ha chanh, đến nay gần 1 năm, chú chia sẻ: "Cây chanh tuy dễ trồng, nhưng phải biết kỹ thuật, trồng xen trên khóm là không được vun mô, cây chanh con không trồng sâu, chỉ độ cỡ 1,5 tấc (15cm) là vừa, do đặc thù líp trồng khóm đất rất xốp nên phải quan tâm đến khâu nước tưới".
Trao đổi về cây chanh, chú Nguyễn Văn Dư chia sẻ: "Cây chanh khá thích hợp với vùng đất phèn hiện nay, chúng tôi muốn nhiều nông dân khu vực này tìm hiểu và mở rộng diện tích, điều đáng quan tâm là chú cùng một số nông dân trồng chanh của xã đang tiếp tục tìm đầu ra bền vững cho cây chanh".
Trên vùng đất vốn còn nhiều khó khăn, nhưng với ý chí quyết tâm và nghị lực của người dân đã tìm hướng chuyển đổi cây trồng phù hợp với môi trường thổ nhưỡng, đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần phát triển kinh tế huyện Tân Phước.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, một số nhà nông ở huyện Cái Nước (Cà Mau) có nhiều sáng kiến rất hay trong nghề nuôi trồng thủy sản, như: dùng ốc đinh làm thức ăn để nuôi cua thương phẩm và dùng ốc bươu vàng nuôi tôm sú công nghiệp

Thời gian qua, người nuôi tôm trong cả nước từ miền Bắc, miền Trung tới ĐBSCL đều phấn khởi khi giá cả các loại tôm cuối năm đều tăng. Tại Khánh Hòa, giá tôm hùm loại 1 hơn 2 triệu đồng/kg, cao nhất từ trước đến nay. Tại Phú Yên, giá tôm hùm bông loại 1 cũng đạt kỷ lục 2 triệu đồng/kg và cao hơn 600 nghìn đồng/kg so với năm ngoái

Vài năm trở lại đây nhiều nông dân đã mạnh dạn thay đổi cơ cấu cây trồng mang lại thu nhập cao và tương đối ổn định. Trong đó, cây dưa leo hiện đang được nhiều nông dân lựa chọn và áp dụng rất có hiệu quả thay thế một phần cây lúa

Nhân chuyến đưa hàng Việt về nông thôn biên giới Tây Nam trong 3 ngày (17-19/3/2012), đoàn DN hàng Việt vừa có chuyến khảo sát thị trường tiêu dùng tại các chợ vùng biên giới.

Ngày 18-8, ông Phạm Văn Dư, cục phó Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), cho biết mô hình “cánh đồng mẫu lớn” được 13 tỉnh, thành khu vực ĐBSCL thực hiện thí điểm trong vụ hè thu vừa qua đã cho kết quả rất khả quan