Cây bưởi Diễn trên đất Phúc Khánh (Phú Thọ)

Theo chân anh cán bộ xã, chúng tôi đến thăm khu vườn trồng bưởi Diễn của gia đình anh Lê Văn Toan ở khu Xẻn. Anh Toan kể lại: Năm 1997, gia đình anh từ vùng quê Đan Phượng (Hà Tây cũ) lên huyện miền núi Yên Lập khai hoang lập nghiệp làm kinh tế. Tuy nhiên, sau nhiều năm chỉ dựa vào cây ngô, cây lúa… thu nhập cũng chỉ tạm đủ cho các con ăn học.
Tranh thủ nông nhàn về Đan Phượng làm nghề phụ, anh nhận thấy cây bưởi Diễn có giá trị kinh tế cao ở quê cũ có thể phù hợp với đất đồi Phúc Khánh. Năm 2007, anh đã mạnh dạn đầu tư trồng 70 cây bưởi Diễn trên 2 sào đất vườn đồi nhà mình.
Nhờ hợp đất đai, khí hậu; chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật nên 3 năm sau (năm 2010) cây đã ra hoa, kết trái, quả sai trĩu cành và từ năm đó đến nay chưa năm nào mất mùa. Trung bình mỗi cây cho 70 - 80 quả, nhiều cây cho trên 150 quả. Thu hoạch lứa bưởi đầu tiên, gia đình anh Toan bán được 3,5 triệu đồng. Năm 2011, gia đình anh thu về 7,5 triệu đồng; năm 2012 là 15 triệu đồng; năm 2013 là 30 triệu đồng; năm 2014, bán với giá trên thị trường là 15.000 đồng/quả, gia đình anh thu về hơn 70 triệu đồng, cao gấp 10 lần so với trồng ngô, trồng lúa hay các cây ăn quả khác như nhãn, na, vải thiều như trước đây.
Sở dĩ doanh thu nhảy vọt là vì không giống như nhiều năm trước, khi bưởi Diễn đến kỳ thu hoạch, gia đình anh Toan thường bán cho lái buôn gom hàng với giá thấp; năm nay, gia đình anh đã giữ bưởi đến giáp tết mới bán ra cho người tiêu dùng nên thu lợi cao hơn. Quả bưởi Diễn dễ bảo quản, càng héo bưởi càng ngọt và để được lâu nên người dân Hà Nội rất ưa chuộng, được các thương lái dưới xuôi đến tận vườn thu mua.
Thấy hiệu quả kinh tế từ cây bưởi Diễn khá cao so với cây trồng khác, anh Toan đã hướng dẫn cho nhiều người dân trong xã Phúc Khánh về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bưởi Diễn. Vì vậy, đến nay đa số các hộ gia đình trong xã đều trồng bưởi Diễn, nhà trồng ít nhất cũng khoảng 20 - 30 gốc.
Trao đổi với chúng tôi, anh Hoàng Kim Cương - Phó Chủ tịch UBND xã Phúc Khánh cho biết: Việc trồng cây bưởi Diễn lúc đầu chỉ do tự phát mà người đầu tiên đưa cây bưởi Diễn về trồng tại vườn nhà mình là anh Lê Văn Toan. Khi thấy hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng bưởi Diễn của gia đình anh Toan thì UBND xã Phúc Khánh đã khuyến khích, động viên các hộ gia đình khác trong toàn xã cải tạo vườn tạp, loại bỏ những cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế thấp, chuyển đổi diện tích đất bạc màu, trồng màu bấp bênh… sang trồng cây bưởi Diễn. Ngoài ra, UBND xã còn hỗ trợ những hộ trồng bưởi Diễn với tổng giá trị 50 triệu đồng từ nguồn vốn hỗ trợ sản xuất theo chương trình 135. Vì vậy, hiện nay cả xã có 7,5ha bưởi Diễn; định hướng đến năm 2020 diện tích này là 20ha.
Có thể bạn quan tâm

Từ trung tuần tháng 5, một số xã của huyện Yên Lập bắt đầu thu hoạch lúa chiêm xuân, năng suất ước đạt trên 55 tạ/ha, cao hơn vụ trước khoảng 0,5 tạ/ha.
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương trong thời gian tới, nguy cơ nắng nóng kéo dài tiếp tục diễn ra gay gắt, nhiệt độ môi trường, chuồng nuôi cao và những cơn mưa lớn là yếu tố bất lợi trong chăn nuôi. Mặt khác, kết quả tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi đợt I/2015 đạt thấp (vắc xin lở mồm long móng trâu, bò đạt 70,43%;

Vụ đông xuân 2014 - 2015, Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Đại Lộc phối hợp với UBND xã Đại Cường triển khai mô hình trồng đậu phụng trên 4ha đất lúa chuyển đổi với 40 hộ dân tham gia. Qua thời gian triển khai, giống đậu phụng LDH.01 cho năng suất bình quân 120kg/sào (tương đương là 2,4 tấn/ha).

Khảo nghiệm lúa là công việc được tiến hành thường xuyên và liên tục nhằm lựa chọn các giống lúa tối ưu nhất phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai và tập quán canh tác của địa phương để thay thế dần các giống lúa bị thoái hóa. Là huyện trọng điểm lúa của tỉnh, Hải Lăng (Quảng Trị) luôn chú trọng đến công tác khảo nghiệm giống lúa mới để bổ sung và thay thế dần những giống cũ trong bộ giống lúa của huyện nhằm nâng cao năng suất và chất lượng lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn.

Ngày 14/1/2015, UBND tỉnh Quảng Trị ra Quyết định số 65/QĐ-UB về việc công nhận 3 xã Vĩnh Thủy, Vĩnh Thạch và Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Linh đạt chuẩn quốc gia về xây dựng nông thôn mới năm 2014. Đây cũng là 3 đơn vị đầu tiên của tỉnh Quảng Trị về đích sớm hơn so với lộ trình đăng ký thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (CT MTQG XD NTM).