Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Câu Mực Tầng Đáy Mở Hướng Thoát Nghèo

Câu Mực Tầng Đáy Mở Hướng Thoát Nghèo
Ngày đăng: 23/11/2011

Câu mực tầng đáy hiện được xem là nghề mới đem lại hiệu quả kinh tế cho ngư dân khai thác hải sản ở các tỉnh ven biển ĐBSCL, đồng thời góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Vốn ít, lời nhiều

Mực ống thường sống ở độ sâu gần 100m nước, tập trung nhiều ở vùng nước sâu khoảng 30 - 50m. Một số loài mực khác lại sống ở các vùng biển khơi với độ sâu hơn 100m nước. Đây là điều kiện thuận lợi để nghề câu mực tầng đáy phát triển.

Lợi thế của nghề câu mực là vốn đầu tư ít, thu lời nhiều. Đồ nghề của chuyến đi câu mực rất đơn giản, chỉ cần 1 cái vợt, những cuộn dây câu và mấy chiếc rường câu với tôm giả đầy màu sắc làm bằng nhựa phản quang, có gắn chùm móc câu phía dưới. Thân rường được quấn giấy kim tuyến nhiều màu sắc để dễ bắt ánh sáng đèn và dụ mực. Thời gian gần đây, một số ngư dân câu mực tầng đáy ở các tỉnh ven biển ĐBSCL như Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang... có nguồn thu nhập khá nhờ trúng mùa mực và trúng giá. Bình quân một chiếc tàu khoảng 150 CV có 5-7 ngư phủ và 1.000 câu là có thể thu về trên dưới 100 triệu đồng/chuyến biển (khoảng 7-10 ngày). Mùa vụ khai thác quanh năm (nhiều nhất vào khoảng từ tháng 6 đến tháng 12).

Bên cạnh đó, câu mực tầng đáy gần như không xâm hại, tác động đến môi trường và có khả năng giúp ngư dân chuyển đổi nghề đánh bắt ven bờ kém hiệu quả, gây cạn kiệt nguồn lợi thủy sản sang khai thác vươn khơi, mang lại hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững.

Đầu tư phát triển

Hiện nay, mực ống có giá trên 100.000đồng/kg, bình quân mỗi chuyến ra khơi (khoảng 10 ngày), trừ chi phí, mỗi tàu cũng thu về vài chục triệu đồng. Bình quân mỗi ngư phủ cũng có thu nhập vài triệu đồng/chuyến đi biển câu mực.

Trong khi nghề khai thác biển gần bờ đang là mối lo lớn đối với chính quyền nhiều địa phương vùng biển ĐBSCL trong vấn đề bảo tồn tài nguyên thiên nhiên thì nghề câu mực đáy ra đời bước đầu mở hướng thoát nghèo cho một số hộ dân sống bằng nghề đánh bắt, khai thác biển.

Tuy nhiên, vì là nghề mới nên vấn đề hỗ trợ vốn, kỹ thuật còn hạn chế. Do vậy, để nghề này có thể phát triển, rất cần sự quan tâm hỗ trợ của các cấp ngành. Bên cạnh đó, nghề này vẫn mang tính chất tự phát, nên đến nay vẫn chưa có sự quản lý, kiểm soát và đầu tư của Nhà nước. Trong khi đó, nhiều địa phương rất có tiềm năng phát triển. Vì nghề câu mực đáy vốn đầu tư ít, gần như không xâm hại, tác động đến môi trường và có khả năng giúp ngư dân chuyển đổi nghề đánh bắt ven bờ gây suy kiệt nguồn lợi thủy sản. Hơn nữa, có thể đầu tư để trở thành sản phẩm du lịch sinh thái, biển - đảo cho các địa phương vùng biển.


Có thể bạn quan tâm

Tái cấu trúc sản phẩm và chất lượng sản phẩm cá tra Tái cấu trúc sản phẩm và chất lượng sản phẩm cá tra

Tái cấu trúc sản phẩm và chất lượng sản phẩm là một trong 4 nội dung quan trọng trong tái cấu trúc ngành cá tra nhằm tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ. Đây là một nội dung lớn dựa trên nguyên tắc cơ bản là sản xuất phải theo yêu cầu của thị trường và phải được bắt đầu từ khâu nuôi.

10/06/2015
Nuôi rạm trong ruộng lúa Nuôi rạm trong ruộng lúa

Mô hình đó đã giúp ông Nguyễn Văn Lâu, thôn Đoan Xá, xã Đoàn Xá, huyện Kiến Thụy (Hải Phòng) thu vài trăm triệu đồng mỗi năm từ 9 mẫu đất bãi bồi ven sông Văn Úc.

10/06/2015
Trung tâm Khuyến nông Long An hội thảo kỹ thuật nuôi tôm Trung tâm Khuyến nông Long An hội thảo kỹ thuật nuôi tôm

Tại xã Tân Chánh, huyện Cần Đước (Long An), ngày 4-6-2015, Trung tâm Khuyến nông Long An phối hợp Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cần Đước tổ chức hội thảo, tư vấn kỹ thuật nuôi tôm cho trên 70 nông dân trong xã.

10/06/2015
Trên 55% mẫu tôm giống bị nhiễm bệnh còi Trên 55% mẫu tôm giống bị nhiễm bệnh còi

Điều đáng lưu ý là nhiều mẫu bị nhiễm bệnh còi thuộc các lô tôm giống đã được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch tại nơi xuất đi.

10/06/2015
Tích cực bảo vệ nguồn lợi thủy sản Tích cực bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Ngày 5/6, tại xã Đốc Tín (Mỹ Đức), Chi cục Thủy sản Hà Nội - Sở NN&PTNT tổ chức hội nghị Công tác bảo vệ nguồn lợi phát triển thủy sản và đánh giá công tác phối hợp với các tỉnh phía Bắc về quản lý dịch bệnh, kiểm soát ATTP trong nuôi trồng thủy sản.

10/06/2015