Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Câu Mực Tầng Đáy Mở Hướng Thoát Nghèo

Câu Mực Tầng Đáy Mở Hướng Thoát Nghèo
Ngày đăng: 23/11/2011

Câu mực tầng đáy hiện được xem là nghề mới đem lại hiệu quả kinh tế cho ngư dân khai thác hải sản ở các tỉnh ven biển ĐBSCL, đồng thời góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Vốn ít, lời nhiều

Mực ống thường sống ở độ sâu gần 100m nước, tập trung nhiều ở vùng nước sâu khoảng 30 - 50m. Một số loài mực khác lại sống ở các vùng biển khơi với độ sâu hơn 100m nước. Đây là điều kiện thuận lợi để nghề câu mực tầng đáy phát triển.

Lợi thế của nghề câu mực là vốn đầu tư ít, thu lời nhiều. Đồ nghề của chuyến đi câu mực rất đơn giản, chỉ cần 1 cái vợt, những cuộn dây câu và mấy chiếc rường câu với tôm giả đầy màu sắc làm bằng nhựa phản quang, có gắn chùm móc câu phía dưới. Thân rường được quấn giấy kim tuyến nhiều màu sắc để dễ bắt ánh sáng đèn và dụ mực. Thời gian gần đây, một số ngư dân câu mực tầng đáy ở các tỉnh ven biển ĐBSCL như Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang... có nguồn thu nhập khá nhờ trúng mùa mực và trúng giá. Bình quân một chiếc tàu khoảng 150 CV có 5-7 ngư phủ và 1.000 câu là có thể thu về trên dưới 100 triệu đồng/chuyến biển (khoảng 7-10 ngày). Mùa vụ khai thác quanh năm (nhiều nhất vào khoảng từ tháng 6 đến tháng 12).

Bên cạnh đó, câu mực tầng đáy gần như không xâm hại, tác động đến môi trường và có khả năng giúp ngư dân chuyển đổi nghề đánh bắt ven bờ kém hiệu quả, gây cạn kiệt nguồn lợi thủy sản sang khai thác vươn khơi, mang lại hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững.

Đầu tư phát triển

Hiện nay, mực ống có giá trên 100.000đồng/kg, bình quân mỗi chuyến ra khơi (khoảng 10 ngày), trừ chi phí, mỗi tàu cũng thu về vài chục triệu đồng. Bình quân mỗi ngư phủ cũng có thu nhập vài triệu đồng/chuyến đi biển câu mực.

Trong khi nghề khai thác biển gần bờ đang là mối lo lớn đối với chính quyền nhiều địa phương vùng biển ĐBSCL trong vấn đề bảo tồn tài nguyên thiên nhiên thì nghề câu mực đáy ra đời bước đầu mở hướng thoát nghèo cho một số hộ dân sống bằng nghề đánh bắt, khai thác biển.

Tuy nhiên, vì là nghề mới nên vấn đề hỗ trợ vốn, kỹ thuật còn hạn chế. Do vậy, để nghề này có thể phát triển, rất cần sự quan tâm hỗ trợ của các cấp ngành. Bên cạnh đó, nghề này vẫn mang tính chất tự phát, nên đến nay vẫn chưa có sự quản lý, kiểm soát và đầu tư của Nhà nước. Trong khi đó, nhiều địa phương rất có tiềm năng phát triển. Vì nghề câu mực đáy vốn đầu tư ít, gần như không xâm hại, tác động đến môi trường và có khả năng giúp ngư dân chuyển đổi nghề đánh bắt ven bờ gây suy kiệt nguồn lợi thủy sản. Hơn nữa, có thể đầu tư để trở thành sản phẩm du lịch sinh thái, biển - đảo cho các địa phương vùng biển.


Có thể bạn quan tâm

Lý Do Mắc Ca Được Coi Là Cây Tỷ Đô Lý Do Mắc Ca Được Coi Là Cây Tỷ Đô

Khoảng 90% sản lượng hạt mắc ca được dùng trong ngành thực phẩm và giá trị cao của loại hạt này đang hứa hẹn sẽ trở thành một nguồn thu đáng kể cho Việt Nam.

12/02/2015
Dịch Bệnh Mới Khiến Người Nuôi Tôm Chân Trắng Ấn Độ Lo Ngại Dịch Bệnh Mới Khiến Người Nuôi Tôm Chân Trắng Ấn Độ Lo Ngại

Sau khi đạt sản lượng kỷ lục giúp giá trị xuất khẩu thủy sản của Ấn Độ trong 9 tháng đầu năm kết thúc vào tháng 12/2014 tăng khoảng 14% so với cùng kỳ năm ngoái, ngành tôm nước này đang lo ngại dịch bệnh tôm RMS (Running Mortality Syndrom) có khả năng hoành hành trong năm mới.

12/02/2015
“Truy” Điểm Yếu Của Ngành Mía Đường “Truy” Điểm Yếu Của Ngành Mía Đường

Theo lập luận của VSSA, ở vụ 2014-2015, dự báo tổng nguồn cung đường sẽ là 2 triệu tấn. Con số này chưa kể số NK không chính thức và nhập lậu mà ngành đường đang phải chống chọi rất vất vả. Trong khi đó, mức tiêu thụ năm 2015 sẽ rơi vào khoảng 1,3-1,4 triệu tấn. Như vậy, cả nước sẽ dư thừa trên 600.000 tấn đường. Dư thừa sẽ dẫn đến giảm giá đường. Giảm giá sẽ dẫn đến giảm giá thu mua mía của bà con nông dân.

12/02/2015
Loay Hoay Cứu Giá Lúa Đông Xuân Loay Hoay Cứu Giá Lúa Đông Xuân

Những ngày qua, giá lúa IR50404 tại tại một số huyện thuộc tỉnh Đồng Tháp được nông dân bán tại ruộng dao động ở mức 4.000 - 4.300 đồng/kg, lúa chất lượng cao 4.400 - 4.500 đồng/kg, lúa thơm 4.700 - 4.750 đồng/kg. So với vụ Thu Đông 2014 vừa qua, bình quân giá lúa các loại giảm từ 600 - 700 đồng/kg và thấp hơn cùng thời điểm năm ngoái từ 500 - 600 đồng/kg.

12/02/2015
Nhiều Hoạt Động Hỗ Trợ Hội Viên, Nông Dân Phát Triển Kinh Tế Nhiều Hoạt Động Hỗ Trợ Hội Viên, Nông Dân Phát Triển Kinh Tế

Đơn cử như Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ ủy thác vốn vay và Quỹ hỗ trợ nông dân cho 45 cán bộ hội nông dân của các huyện, thị xã; đồng thời, kiểm tra công tác nhận ủy thác của các cơ sở hội và tổ tiết kiệm vay vốn.

12/02/2015