Cắt Giảm 130.000ha Đất Trồng Lúa Trong Năm 2014

Bộ NN&PTNT cho biết, sẽ giảm khoảng 130.000 ha diện tích trồng lúa để chuyển sang trồng một số cây khác theo kế hoạch năm 2014.
Dù diện tích trồng lúa giảm nhưng ngành Nông nghiệp sẽ mở rộng liên kết xây dựng cánh đồng mẫu lớn từ 200.000 - 250.000 ha, sử dụng các giống thích hợp với thị trường xuất khẩu.
Ước tính năm 2014 tổng diện tích gieo trồng lúa cả năm đạt 7,6 triệu ha, sản lượng đạt khoảng 43 triệu tấn.
Bộ NN&PTNT cũng chỉ đạo, cả nước sẽ mở rộng thêm 73.000 ha diện tích ngô; Tiếp tục đưa các giống ngô mới có năng suất cao và một số giống ngô chuyển gen vào sản xuất, kết hợp thâm canh nhằm đạt sản lượng 5,66 triệu tấn; Mặt khác, duy trì diện tích sắn khoảng 550.000 ha với sản lượng khoảng 10 triệu tấn, nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu công nghiệp và chế biến thức ăn chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Là thị trường tiêu thụ chính của thanh long Việt Nam, nhưng với tốc độ đầu tư triển khai trồng đại trà với quy mô lớn, Trung Quốc có thể trở thành nước cạnh tranh về diện tích lẫn sản lượng với thanh long VN.

Ngày 12- 11, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản phối hợp Công ty Cổ phần TCSH Vĩnh Thịnh tổ chức tập huấn kỹ thuật “Nuôi tôm bền vững và tiếp cận mô hình VietGAP trong nuôi tôm thẻ chân trắng” cho 55 học viên là nông dân thôn Từ Thiện (xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận).

Hiện nay phong trào nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa đang phát triển rất mạnh ở Cần Thơ, tập trung ở các huyện như Thới Lai, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh và quận Ô Môn. Ông Nguyễn Hữu Huynh, ở P. Thới Hòa, Q. Ô Môn cho biết, với 2 ha mặt nước ruộng chuyên nuôi tôm luân canh trên nền đất lúa, mỗi vụ cho thu hoạch bình quân 1,6 tấn, lợi nhuận 90 - 100 triệu đồng. Lợi nhuận nuôi tôm càng xanh gấp đôi trồng lúa. Ngoài ra, mô hình luân canh này bền vững, giúp giảm lượng phân bón sử dụng cho lúa, tăng năng suất lúa, đồng thời giảm được lượng mùn bã hữu cơ và góp phần ngăn chặn dịch bệnh trên tôm nuôi.

Từ giữa tháng 8/2013, Tổng cục Thủy sản đã yêu cầu kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản tại 14 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương (TW), đến đầu tháng 10, kết quả kiểm tra cho thấy tình hình dịch bệnh trên các đối tượng thủy sản quan trọng, đặc biệt là tôm nuôi nước lợ tuy có giảm so với cùng kỳ năm 2012, nhưng vẫn còn xảy ra trên diện rộng, gây thiệt hại ở nhiều địa phương.

Nhà máy thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi nằm trên lưu vực sông La Ngà thuộc sông Đồng Nai là sự kết nối giữa 2 nhà máy Hàm Thuận và Đa Mi cách nhau khoảng 10km, trên địa bàn 2 tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận với diện tích mặt thoáng khoảng 25,2 km2. Nhà máy thủy điện Hàm Thuận gồm 2 tổ máy với công suất 300MW. Nhà máy thủy điện Đa Mi gồm 2 tổ máy với công suất là 175MW.