Cấp Sổ Theo Dõi Vịt Chạy Đồng

Người nuôi vịt chạy đồng phải tự giác khai báo với chính quyền địa phương đầy đủ thông tin về gia cầm.
Nhằm ngăn chặn mầm bệnh cúm gia cầm lây lan từ địa phương khác sang, Chi cục Thú y đã yêu cầu các địa phương tăng cường công tác quản lý, phòng chống dịch, nhất là những đàn vịt chạy đồng.
Theo đó, địa phương cần yêu cầu hộ nuôi vịt từ nơi khác đến phải đăng ký để được cấp sổ theo dõi. Người nuôi phải khai báo đầy đủ về số lượng gia cầm, thời điểm nuôi và tiêm phòng cúm.
Ngành cũng yêu cầu các địa phương phải kiểm soát chặt chẽ, quản lý phiếu tiêm phòng khi có những đàn vịt từ nơi khác đến. Nếu hộ nuôi nào không chấp hành thì kiên quyết không cho vào đồng hoặc yêu cầu tiêm phòng tại chỗ.
Vi rút cúm A/H5N1 tồn tại trong đàn thủy cầm dưới dạng lành mang trùng, bùng phát khi có điều kiện thuận lợi. Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã phát hiện 10 ổ dịch với 24.257 con gia cầm mắc bệnh cúm ở các huyện Vũng Liêm, Mang Thít, Tam Bình, Trà Ôn và TX Bình Minh, trong đó có 2 ổ dịch đã qua 21 ngày.
Có thể bạn quan tâm

Dày công cực khổ cả năm trời trồng rau theo quy trình VietGAP, ấy thế mà khi chứng nhận lại không đạt tiêu chuẩn, “Tất cả chỉ tại con gà”.

Sự học hỏi và lòng say mê lao động đã giúp anh Tống Văn Phong (ấp Hòa Khánh, xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp) thành công với mô hình trồng cây quýt đường. Mô hình cho thu nhập cao này đã đưa gia đình anh Phong vượt qua khó khăn, vươn lên làm giàu. Nhiều năm liền anh được công nhận nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.

Huyện Mường Khương là vùng dứa tập trung lớn nhất tỉnh Lào Cai, mỗi năm thu hoạch chừng 12-13 nghìn tấn dứa, trị giá trên 70 tỷ đồng. Năm nay giá dứa giảm mạnh đã khiến nông dân thất thu hàng chục tỷ đồng…

Đến nay, các giải pháp ngăn chặn trước thực trạng tôm chết hàng loạt trên địa bàn tỉnh Trà Vinh vẫn chưa có hiệu quả. Khi các cơ quan chức năng đang loay hoay truy tìm nguyên nhân dẫn đến tôm chết hàng loạt, gây thiệt hại cho người nuôi tôm hàng trăm tỷ đồng.

Sau 2 năm triển khai thực hiện, Dự án nuôi cá nước ngọt Gò Mèn, xã Đức Lân (Mộ Đức - Quảng Ngãi) đã thu hút 24 hộ dân tham gia với 7/18 ha được chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi cá, cá - lúa cho hiệu quả kinh tế cao. Không chỉ tăng thu nhập cho nông dân (lãi ròng từ 8 - 12 triệu đồng/vụ), mà cách thâm canh này cũng giúp môi trường nước được cải thiện.