Cấp Bách Phòng, Chống Dịch Cúm Gia Cầm

Ngày 4/9, Bộ NN&PTNT có công điện khẩn về việc tăng cường các biện pháp phòng chống cúm gia cầm H5N6 và các chủng virus cúm gia cầm khác.
Theo đó, đề nghị UBND các tỉnh, TP chỉ đạo kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các cấp và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên. Đồng thời thành lập ngay các đoàn công tác đi kiểm tra, đôn đốc thực hiện việc phòng chống dịch bệnh đến tận thôn, ấp, tập trung vào các địa bàn có nguy cơ cao.
Cùng với đó, tăng cường giám sát, phát hiện sớm các ổ dịch để dập tắt kịp thời không để dịch lây lan. Khi có dịch xảy ra phải lấy mẫu gửi xét nghiệm, tiêu hủy ngay đàn gia cầm bị bệnh, vệ sinh tiêu độc khử trùng khu vực có dịch và lập các chốt kiểm dịch để ngăn chặn việc vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm ra ngoài ổ dịch.
Bộ NN&PTNT yêu cầu các địa phương kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bán gia cầm trên địa bàn, thực hiện nghiêm túc việc kiểm dịch tận gốc, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Đối với các địa phương vùng viên giới, không cho phép mọi hình thức buôn bán, vận chuyển qua biên giới gia cầm và sản phẩm gia cầm chưa qua xử lý nhiệt, không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch, kể cả quà tặng, quà biếu của cư dân biên giới.
Đồng thời tăng cường công tác kiểm dịch động vật, lấy mẫu giám sát sự lưu hành của virus cúm A/H5N6 và các chủng virus khác đối với gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu.
Bộ NN&PTNT yêu cầu Cục Thú y tăng cường giám sát dịch bệnh, lấy mẫu xét nghiệm bệnh, lập bản đồ dịch tễ, hướng dẫn sử dụng vaccine phòng chống dịch cúm gia cầm cho hiệu quả. Trường hợp phát hiện virus cúm gia cầm H5N6 và các chủng virus khác dương tính thì xử lý như đối với virus cúm gia cầm H5N1.
Theo Bộ NN&PTNT, trong thời gian qua, các cơ quan chức năng tại tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn đã bắt giữ và xử lý nhiều vụ nhập lậu hàng chục ngàn gia cầm và trứng gia cầm qua biên giới (chủ yếu là gia cầm giống và trứng gia cầm giống).
Kết quả xác minh một số ổ dịch cúm A/H5N6 vừa qua cho thấy, dịch xảy ra có liên quan đến buôn bán, vận chuyển gia cầm không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch thú y. Như vậy, nguy cơ các chủng virus cúm mới tiếp tục xâm nhập vào Việt Nam thông qua các hoạt động nhập khẩu trái phép gia cầm và sản phẩm gia cầm qua các tỉnh biên giới, nhất là phía Bắc rất cao.
Tính đến ngày 4/9, cả nước có ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6 tại xã Trung Hải, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị và xã Tịnh Đông, Huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
Có thể bạn quan tâm

Mới đây, Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) đã có công điện khẩn yêu cầu Sở NN&PTNT các tỉnh, TP khu vực Đồng bằng sông Hồng và các công ty thủy lợi khẩn trương chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng lấy nước đổ ải cho vụ đông xuân 2013 - 2014 từ ngày 14/1.

Đứng thẫn thờ nhìn ruộng lúa gần 20 ngày tuổi chết dần chết mòn, chị Phan Thị Hòa ở thôn Đơn Sa, xã Quảng Phúc (huyện Quảng Trạch - Quảng Bình) quả quyết “Phải gieo lại thôi, chứ như thế này không cứu vãn được nữa”.

Những ngày này, bà con nông dân ở Câu lạc bộ (CLB) cây ăn trái Đồng Tiến (ấp 6, xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc - Đồng Nai) đang phấn khởi chuẩn bị bước vào thu hoạch cam, quýt phục vụ thị trường tết với giá bán cao.

Sở KH-CN Nghệ An phối hợp với Cty Nông nghiệp Xuân Thành triển khai dự án “Trồng thử nghiệm ổi xen cam” tại huyện Quỳ Hợp nhằm hạn chế tối đa khả năng xuất hiện và gây hại của rầy chổng cánh, tác nhân lan truyền bệnh Greening.

Chuẩn bị sẵn sàng phục vụ thị trường xoài Tết Nguyên đán Giáp Ngọ, năm nay 42 xã viên của Hợp tác xã xoài Mỹ Xương (Đồng Tháp) dự kiến sẽ cung cấp ra thị trường trên 120 tấn xoài các loại, chủ yếu là xoài cát chu (xoài cát hòa lộc chỉ chiếm khoảng 10%).