Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cấp Bách Phòng, Chống Dịch Cúm Gia Cầm

Cấp Bách Phòng, Chống Dịch Cúm Gia Cầm
Ngày đăng: 06/09/2014

Ngày 4/9, Bộ NN&PTNT có công điện khẩn về việc tăng cường các biện pháp phòng chống cúm gia cầm H5N6 và các chủng virus cúm gia cầm khác.

Theo đó, đề nghị UBND các tỉnh, TP chỉ đạo kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các cấp và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên. Đồng thời thành lập ngay các đoàn công tác đi kiểm tra, đôn đốc thực hiện việc phòng chống dịch bệnh đến tận thôn, ấp, tập trung vào các địa bàn có nguy cơ cao.

Cùng với đó, tăng cường giám sát, phát hiện sớm các ổ dịch để dập tắt kịp thời không để dịch lây lan. Khi có dịch xảy ra phải lấy mẫu gửi xét nghiệm, tiêu hủy ngay đàn gia cầm bị bệnh, vệ sinh tiêu độc khử trùng khu vực có dịch và lập các chốt kiểm dịch để ngăn chặn việc vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm ra ngoài ổ dịch.

Bộ NN&PTNT yêu cầu các địa phương kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bán gia cầm trên địa bàn, thực hiện nghiêm túc việc kiểm dịch tận gốc, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Đối với các địa phương vùng viên giới, không cho phép mọi hình thức buôn bán, vận chuyển qua biên giới gia cầm và sản phẩm gia cầm chưa qua xử lý nhiệt, không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch, kể cả quà tặng, quà biếu của cư dân biên giới.

Đồng thời tăng cường công tác kiểm dịch động vật, lấy mẫu giám sát sự lưu hành của virus cúm A/H5N6 và các chủng virus khác đối với gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu.

Bộ NN&PTNT yêu cầu Cục Thú y tăng cường giám sát dịch bệnh, lấy mẫu xét nghiệm bệnh, lập bản đồ dịch tễ, hướng dẫn sử dụng vaccine phòng chống dịch cúm gia cầm cho hiệu quả. Trường hợp phát hiện virus cúm gia cầm H5N6 và các chủng virus khác dương tính thì xử lý như đối với virus cúm gia cầm H5N1.

Theo Bộ NN&PTNT, trong thời gian qua, các cơ quan chức năng tại tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn đã bắt giữ và xử lý nhiều vụ nhập lậu hàng chục ngàn gia cầm và trứng gia cầm qua biên giới (chủ yếu là gia cầm giống và trứng gia cầm giống).

Kết quả xác minh một số ổ dịch cúm A/H5N6 vừa qua cho thấy, dịch xảy ra có liên quan đến buôn bán, vận chuyển gia cầm không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch thú y. Như vậy, nguy cơ các chủng virus cúm mới tiếp tục xâm nhập vào Việt Nam thông qua các hoạt động nhập khẩu trái phép gia cầm và sản phẩm gia cầm qua các tỉnh biên giới, nhất là phía Bắc rất cao.

Tính đến ngày 4/9, cả nước có ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6 tại xã Trung Hải, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị và xã Tịnh Đông, Huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.


Có thể bạn quan tâm

Làm giàu từ mô hình trồng mít Changai Làm giàu từ mô hình trồng mít Changai

Cứ mãi luẩn quẩn với điệp khúc “trồng-chặt” do ảnh hưởng của giá cả và tình hình sâu bệnh trên cây ăn trái, sau khi chuyển đổi gần 01ha nhãn do bệnh chổi rồng để trồng cây bưởi, nhưng khi cây cho trái thì xuất hiện bệnh sâu đục trái và bệnh vàng lá trên cây có múi.

23/09/2015
Khai thác lợi thế cây ăn quả Khai thác lợi thế cây ăn quả

Nhằm đa dạng cơ cấu cây trồng, người dân huyện Tân Yên (Bắc Giang) đã mạnh dạn cải tạo vườn tạp, đưa những cây ăn quả có giá trị kinh tế cao vào sản xuất thành vùng tập trung, góp phần tăng hiệu quả kinh tế cho vùng đất đồi.

23/09/2015
4 doanh nghiệp xuất khẩu thanh long vào Indonesia 4 doanh nghiệp xuất khẩu thanh long vào Indonesia

Kể từ ngày 17/2/2016, các quốc gia, trong đó có Việt Nam muốn xuất khẩu thực phẩm tươi sống có nguồn gốc thực vật vào Indonesia phải thực hiện cung cấp thông tin theo yêu cầu của nước này để xem xét, công nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và phòng kiểm nghiệm an toàn thực phẩm.

23/09/2015
Bưởi có giá, nông dân phấn khởi Bưởi có giá, nông dân phấn khởi

Nhiều nhà vườn trồng bưởi trong tỉnh Trà Vinh đang rất phấn khởi, do giá bưởi luôn ở mức cao và ổn định, đặc biệt là hai loại bưởi da xanh và bưởi năm roi.

23/09/2015
Còn nhiều thách thức với ngành lúa gạo Còn nhiều thách thức với ngành lúa gạo

Tại hội thảo “Xây dựng thương hiệu quốc gia gạo Việt Nam” hôm 22.9, ông Võ Thành Đô – Phó Cục trưởng Cục Chế biến thương mại nông lâm sản và nghề muối cho biết (Bộ NNPTNT) cho biết, Việt Nam có 4,1 triệu ha đất trồng lúa.

23/09/2015