Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cấp Bách Phòng Chống Bệnh Nhiệt Thán Trên Gia Súc

Cấp Bách Phòng Chống Bệnh Nhiệt Thán Trên Gia Súc
Ngày đăng: 24/10/2014

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có Công điện khẩn về việc triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống bệnh Nhiệt thán trên gia súc để ngăn ngừa lây bệnh cho người.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, trong tháng 9/2014, tại huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã xuất hiện gia súc mắc bệnh Nhiệt thán và lây sang người do việc giết mổ, ăn thịt gia súc mắc bệnh, chết.

Qua theo dõi đặc điểm dịch tễ của bệnh, các tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc liên tục xuất hiện các trường hợp gia súc mắc bệnh Nhiệt thán trong những năm gần đây và thường xuyên có người bị mắc bệnh Nhiệt thán do ăn thịt gia súc mắc bệnh, chết. Do vậy, nguy cơ phát sinh, lây lan dịch bệnh Nhiệt thán trên gia súc là rất cao, đặc biệt ở địa phương đã có ổ dịch Nhiệt thán trong thời gian vừa qua.

Để chủ động ngăn chặn triệt để dịch bệnh Nhiệt thán lây bệnh cho gia súc và người, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh miền núi phía Bắc tập trung chỉ đạo tổ chức tuyên truyền sâu rộng, liên tục bằng nhiều hình thức phù hợp về tính chất nguy hiểm của bệnh Nhiệt thán, đồng thời hướng dẫn người dân các biện pháp chủ động phòng bệnh cho người và gia súc.

Đặc biệt chú trọng tuyên truyền để người dân khi phát hiện gia súc nghi mắc bệnh Nhiệt thán, gia súc chết bất thường phải khai báo cho chính quyền địa phương và cơ quan thú y nơi gần nhất để xử lý triệt để mầm bệnh; không tự ý giết mổ gia súc mắc bệnh, chết để ăn hoặc chia cho mọi người trong thôn, bản cùng ăn; chủ động thu gom chất độn chuồng, chất thải chăn nuôi để tiêu hủy.

Bên cạnh đó, tổ chức rà soát công tác tiêm phòng vắc xin Nhiệt thán cho đàn gia súc trên địa bàn, khẩn trương chỉ đạo tiêm phòng bổ sung, tiêm phòng triệt để cho đàn gia súc (bao gồm cả dê) trong vùng có ổ dịch cũ, khu vực có nguy cơ cao theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Khi phát hiện gia súc mắc bệnh, chết nghi do mắc bệnh Nhiệt thán phải tổ chức vệ sinh, khử trùng, thu gom chất độn chuồng, chất thải chăn nuôi, xác gia súc để đốt, chôn và đổ bê tông hố chôn theo đúng quy định.

Đồng thời, nghiêm cấm việc vận chuyển, giết mổ gia súc và tiêu thụ gia súc mắc bệnh, chết bất thường trên địa bàn xã có dịch và các xã xung quanh trong thời gian có dịch để hạn chế lây lan dịch bệnh Nhiệt thán cho gia súc và người.

Bệnh Nhiệt thán ở động vật là bệnh làm trâu, bò, ngựa chết đột ngột do sốt cao, do trực khuẩn nhiệt thán hay còn gọi là trực khuẩn than gây ra. Trực khuẩn có nha bào tức là 1 ken bọc rất bền vững, có thể sống lâu vài chục năm ở ngoài môi trường. Khi gia súc có bệnh than chết được chôn nông hoặc vứt bừa bãi thì vài chục năm sau trâu bò đến ăn cỏ ở nơi đó vẫn còn bị bệnh, ở Việt Nam, một số tinh miền núi hay có bệnh này.

Người tham gia mổ thịt gia súc ốm, chia thịt, ăn thịt rất dễ bị lây bệnh. Phổ biến là thể lở loét ngoài da. Vết xây xát nhanh chóng sưng to có thuỷ thũng xung quanh rồi vỡ thành mụn loét, có bờ sâu, giữa mụn thối nát màu đen, kèm theo sốt.

Nếu nhiễm vi khuẩn vào đường hô hấp thì thấy chóng mặt, đau ngực, khó thở, ho khan. Nếu ở thể ruột thì bị nôn mửa, đau bụng, ỉa chảy, chướng bụng, thở khó. Thể phổi và thể ruột rất nguy hiểm có thể dẫn đến chết sau một hai ngày.


Có thể bạn quan tâm

Vì Sao Thương Hiệu “Thanh Long Bình Thuận” Dễ Bị Lợi Dụng? Vì Sao Thương Hiệu “Thanh Long Bình Thuận” Dễ Bị Lợi Dụng?

UBND tỉnh Bình Thuận đã ban hành quy chế quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý Bình Thuận dùng cho sản phẩm quả thanh long, giao cho Hiệp hội Thanh long ban hành quy định về tem, quản lý tem và nhãn sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý cho quả thanh long. Tuy nhiên qua nhiều năm thực hiện, số doanh nghiệp kinh doanh thanh long đăng ký cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý vẫn còn ít…

16/01/2015
Cá Bông Lau Đầu Mùa 280.000 Đồng/kg Cá Bông Lau Đầu Mùa 280.000 Đồng/kg

2 tuần qua, ngư dân huyện Châu Thành, Chợ Mới (An Giang) đánh lưới bắt được nhiều cá bông lau to từ 5 - 7kg/con trên sông Hậu, đoạn từ đuôi cồn Bà Hòa đến vàm Chắc Cà Đao. Tiểu thương chợ An Châu (Châu Thành) mua của ngư dân giá 180.000 đồng/kg, sau đó đưa về chợ cắt khúc bán từ 200.000 - 280.000 đồng/kg.

19/01/2015
Mô Hình Nuôi Tôm Bền Vững Theo Hướng An Toàn Sinh Học Mô Hình Nuôi Tôm Bền Vững Theo Hướng An Toàn Sinh Học

Những năm qua, tình hình dịch bệnh trên diện rộng đã và đang gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi tôm, khiến tỷ lệ hộ nuôi tôm thành công ít dần. Trước thực trạng đó, những mô hình nuôi tôm thành công theo hướng an toàn sinh học rất đáng được quan tâm, đúc kết, để tìm ra quy trình nuôi mang lại hiệu quả bền vững.

19/01/2015
Sơn La Phát Huy Hiệu Quả Nuôi Trồng Thủy Sản Sơn La Phát Huy Hiệu Quả Nuôi Trồng Thủy Sản

Đặc biệt, sau khi hình thành lòng hồ thủy điện Sơn La, nuôi cá lồng bè được các cấp, ngành quan tâm chỉ đạo để khai thác tiềm năng lợi thế mặt nước của lòng hồ thủy điện. Tỉnh đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển nuôi cá tầm trên khu vực lòng hồ thủy điện Sơn La và thu được kết quả tốt, tạo sản phẩm đa và nâng cao giá trị cạnh tranh cho sản phẩm thủy sản trong nước và xuất khẩu.

19/01/2015
Để Mô Hình Nuôi Ghép Cá Rô Phi Vào Ao Tôm Đạt Hiệu Quả Cao Để Mô Hình Nuôi Ghép Cá Rô Phi Vào Ao Tôm Đạt Hiệu Quả Cao

Thời gian qua, mô hình nuôi ghép hay nuôi kết hợp cá rô phi với tôm đang trở nên phổ biến vì những hiệu quả thiết thực mà loài cá này mang lại cho tôm nuôi. Theo các nhà khoa học, cá rô phi có tập tính đảo trộn các tầng nước trong ao, giúp đáy ao và nguồn nước ao nuôi tốt hơn.

19/01/2015