Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cấp Bách Phòng Chống Bệnh Nhiệt Thán Trên Gia Súc

Cấp Bách Phòng Chống Bệnh Nhiệt Thán Trên Gia Súc
Ngày đăng: 24/10/2014

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có Công điện khẩn về việc triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống bệnh Nhiệt thán trên gia súc để ngăn ngừa lây bệnh cho người.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, trong tháng 9/2014, tại huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã xuất hiện gia súc mắc bệnh Nhiệt thán và lây sang người do việc giết mổ, ăn thịt gia súc mắc bệnh, chết.

Qua theo dõi đặc điểm dịch tễ của bệnh, các tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc liên tục xuất hiện các trường hợp gia súc mắc bệnh Nhiệt thán trong những năm gần đây và thường xuyên có người bị mắc bệnh Nhiệt thán do ăn thịt gia súc mắc bệnh, chết. Do vậy, nguy cơ phát sinh, lây lan dịch bệnh Nhiệt thán trên gia súc là rất cao, đặc biệt ở địa phương đã có ổ dịch Nhiệt thán trong thời gian vừa qua.

Để chủ động ngăn chặn triệt để dịch bệnh Nhiệt thán lây bệnh cho gia súc và người, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh miền núi phía Bắc tập trung chỉ đạo tổ chức tuyên truyền sâu rộng, liên tục bằng nhiều hình thức phù hợp về tính chất nguy hiểm của bệnh Nhiệt thán, đồng thời hướng dẫn người dân các biện pháp chủ động phòng bệnh cho người và gia súc.

Đặc biệt chú trọng tuyên truyền để người dân khi phát hiện gia súc nghi mắc bệnh Nhiệt thán, gia súc chết bất thường phải khai báo cho chính quyền địa phương và cơ quan thú y nơi gần nhất để xử lý triệt để mầm bệnh; không tự ý giết mổ gia súc mắc bệnh, chết để ăn hoặc chia cho mọi người trong thôn, bản cùng ăn; chủ động thu gom chất độn chuồng, chất thải chăn nuôi để tiêu hủy.

Bên cạnh đó, tổ chức rà soát công tác tiêm phòng vắc xin Nhiệt thán cho đàn gia súc trên địa bàn, khẩn trương chỉ đạo tiêm phòng bổ sung, tiêm phòng triệt để cho đàn gia súc (bao gồm cả dê) trong vùng có ổ dịch cũ, khu vực có nguy cơ cao theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Khi phát hiện gia súc mắc bệnh, chết nghi do mắc bệnh Nhiệt thán phải tổ chức vệ sinh, khử trùng, thu gom chất độn chuồng, chất thải chăn nuôi, xác gia súc để đốt, chôn và đổ bê tông hố chôn theo đúng quy định.

Đồng thời, nghiêm cấm việc vận chuyển, giết mổ gia súc và tiêu thụ gia súc mắc bệnh, chết bất thường trên địa bàn xã có dịch và các xã xung quanh trong thời gian có dịch để hạn chế lây lan dịch bệnh Nhiệt thán cho gia súc và người.

Bệnh Nhiệt thán ở động vật là bệnh làm trâu, bò, ngựa chết đột ngột do sốt cao, do trực khuẩn nhiệt thán hay còn gọi là trực khuẩn than gây ra. Trực khuẩn có nha bào tức là 1 ken bọc rất bền vững, có thể sống lâu vài chục năm ở ngoài môi trường. Khi gia súc có bệnh than chết được chôn nông hoặc vứt bừa bãi thì vài chục năm sau trâu bò đến ăn cỏ ở nơi đó vẫn còn bị bệnh, ở Việt Nam, một số tinh miền núi hay có bệnh này.

Người tham gia mổ thịt gia súc ốm, chia thịt, ăn thịt rất dễ bị lây bệnh. Phổ biến là thể lở loét ngoài da. Vết xây xát nhanh chóng sưng to có thuỷ thũng xung quanh rồi vỡ thành mụn loét, có bờ sâu, giữa mụn thối nát màu đen, kèm theo sốt.

Nếu nhiễm vi khuẩn vào đường hô hấp thì thấy chóng mặt, đau ngực, khó thở, ho khan. Nếu ở thể ruột thì bị nôn mửa, đau bụng, ỉa chảy, chướng bụng, thở khó. Thể phổi và thể ruột rất nguy hiểm có thể dẫn đến chết sau một hai ngày.


Có thể bạn quan tâm

Phụng Hiệp (Hậu Giang) Trồng Bắp Lãi Gần 2 Triệu Đồng/công Phụng Hiệp (Hậu Giang) Trồng Bắp Lãi Gần 2 Triệu Đồng/công

Theo ngành nông nghiệp huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang), diện tích trồng bắp trên toàn huyện có khoảng 400ha, tăng hơn 200ha so với cùng kỳ năm trước, tập trung chủ yếu ở các địa phương như Hòa Mỹ, Phụng Hiệp, Hiệp Hưng… Trong đó, người dân chủ yếu lựa chọn loại bắp ăn để gieo trồng với 380ha, còn lại là bắp lai.

26/01/2015
Phú Yên Phát Triển Rừng Giống, Vườn Ươm Theo Hướng Bền Vững Phú Yên Phát Triển Rừng Giống, Vườn Ươm Theo Hướng Bền Vững

Năm 2014, toàn tỉnh Phú Yên trồng mới hơn 4.800ha rừng tập trung, đạt 100% kế hoạch (rừng phòng hộ 337ha, rừng đặc dụng 39ha, rừng sản xuất hơn 4.424ha), nâng độ che phủ lên 38%. Tuy nhiên, thời gian qua, các vườn ươm cây giống trong tỉnh chưa đáp ứng nhu cầu trồng rừng của các tổ chức, cá nhân. Điều này đòi hỏi tỉnh phải có giải pháp phát triển bền vững hệ thống rừng giống và vườn ươm cây lâm nghiệp.

26/01/2015
Hướng Đi Bền Vững Của Người Trồng Tiêu Bù Đốp (Bình Phước) Hướng Đi Bền Vững Của Người Trồng Tiêu Bù Đốp (Bình Phước)

Nhằm tạo ra thị trường cạnh tranh công bằng, dự án “Phát triển chuỗi cung ứng tiêu bền vững” trên địa bàn tỉnh đã thu hút nhiều hộ nông dân trồng tiêu tham gia. Nhiều mô hình canh tác tiêu bền vững được phát triển theo các tiêu chuẩn của chứng nhận Rainforest Alliance (R.A) cho các hộ trồng tiêu ở Bù Đốp; đồng thời kết nối với thị trường quốc tế thông qua Công ty TNHH chế biến gia vị Nedspice.

26/01/2015
Thới Bình (Cà Mau) Hân Hoan Niềm Vui Trúng Mùa Thới Bình (Cà Mau) Hân Hoan Niềm Vui Trúng Mùa

Thới Bình là huyện có diện tích lúa thu hoạch sớm nhất tỉnh Cà Mau. Trưởng Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Thới Bình Lê Thanh Hùng cho biết, nhìn chung trà lúa vụ 2 năm nay kết quả đạt khá cao, từ 4,8 - 5,5 tấn/ha, tăng khoảng 1 tấn/ha so với vụ hè thu.

26/01/2015
Bắc Ninh Hiệu Quả Từ Các Mô Hình Trồng Nấm Bắc Ninh Hiệu Quả Từ Các Mô Hình Trồng Nấm

So với nhiều trang trại trồng nấm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh như Yên Phong, Thuận Thành, Gia Bình hay Lương Tài, cơ sở sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu của chị Trần Thị Bình ở thôn Bái Uyên, xã Liên Bão và hộ anh Đoàn Trọng Duẩn thôn Tử Nê, xã Minh Đạo, huyện Tiên Du được đầu tư rất bài bản, quy mô và hiệu quả.

26/01/2015