Cao tuổi vẫn hăng say lao động

Căn nhà nhỏ của lão nông Nguyễn Ninh ở thôn Hiệp Phổ Trung, xã Hành Trung (Nghĩa Hành) nằm lọt thỏm giữa căn vườn rộng với ao cá, hệ thống chuồng trại nuôi gà, bò, heo… bao vây xung quanh.
Đã quá giờ trưa, ông Ninh vẫn đang cặm cụi sửa chữa máy ấp trứng gà tự chế để chuẩn bị cho lứa gà mới.
Ông Ninh cho biết, việc nuôi gà của gia đình trước kia hoàn toàn tự phát, chủ yếu con giống được lấy từ gà mẹ ấp tự nhiên. Khi khách hàng đến đặt mua gà giống ngày một tăng, ông buộc phải tính tới kiểu ấp trứng bằng máy.
“Do giá máy ấp trứng trên thị trường có giá thành cao. Tôi lại thích tìm tòi, mày mò nên nghĩ ra ý định tự chế máy ấp”, ông Ninh nói. Vì thế, ông Ninh đã lặn lội đến nhiều nơi để xem thiết kế của các máy ấp trứng, tìm hiểu các tài liệu kỹ thuật, sau đó ông tìm mua phụ kiện, nhờ thợ mộc đóng tủ và tự hoàn thiện phần ráp máy. Chiếc máy đầu tiên ra đời, hoạt động ấp nở gà con đạt đến 85% (tính trên số trứng có trống).
Ông Nguyễn Ninh (ngoài cùng bên phải) chăm sóc đàn gà giống
Theo ông Ninh, 2 chiếc máy ấp của ông đều hoàn toàn tự động điều chỉnh nhiệt độ theo mong muốn. Ưu điểm của máy ấp gà là có khả năng tạo ra số lượng lớn gà giống trong cùng thời điểm, tức là tạo ra tính thương mại cho đàn gà cao hơn. Trong khi đó chi phí cho máy ấp cũng không lớn, nếu tính ra tiền điện mỗi tháng chỉ khoảng hơn 50 ngàn đồng cho máy ấp 500 trứng.
Ngoài ra do giá thành máy ấp tự đóng chỉ bằng 1/3 giá thị trường nên tính ra cả tiền khấu hao máy và tiền điện chỉ khoảng hơn 100 ngàn đồng/tháng.
Nhờ có máy ấp này, gia đình ông bán ra khoảng trên 7.000 con gà giống siêu thịt DAFACO. Không chỉ vậy, từ nguồn gà giống có sẵn, ông Ninh còn nuôi gà thịt để cung cấp cho các nhà hàng, quán ăn và người dân tại địa phương. Ông còn xây hồ, nuôi cá giống với đa dạng các loại cá như điêu hồng, tai tượng, rô phi…
Bày tỏ về việc dù đã lớn tuổi, con cái đã yên bề gia thất và ổn định về kinh tế nhưng ông vẫn cần cù lao động, ông cho biết: “Tôi có đến 5 người con, vợ chồng tôi ngày trước làm nông không đủ ăn nên tôi vào Nam làm lao động nhiều ngành nghề…
Giờ lớn tuổi, trở về quê nhà thì mới trở thành nông dân thực thụ. Tôi muốn làm mọi thứ từ trồng trọt, chăn nuôi… không chỉ là phát triển kinh tế mà còn tìm kiếm thú vui điền viên lúc tuổi già”.
Chính từ những kiến thức tiếp thu được để áp dụng vào cuộc sống, nhận biết giá trị của sự học nên ông Ninh luôn động viên con cái và các cháu của mình phải cố gắng học tập, tiếp thu, mở mang kiến thức. “Kiến thức là thứ luôn ổn định và bền vững.
Vì thế, nếu có kiến thức thì dù làm bất cứ nghề gì mình cũng không thua thiệt với người khác. Không học cao thì tiếp xúc thường xuyên với sách, báo cũng giúp mình mở mang kiến thức”, ông Ninh bảo.
Có thể bạn quan tâm

Đây là giống bắp biến đổi gen thứ tư được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học tại VN sau bắp MON 89034, NK603 (thuộc Monsano) và GA21 (của Syngenta) được cấp giấy phép này trong năm 2014.

Theo thống kê của Sở NN-PTNT, vụ hoa Tết Ất Mùi 2015 toàn tỉnh có khoảng 50ha với các loại hoa chủ yếu là cúc, cát tường, thược dược, vạn thọ... So với mọi năm, vụ hoa này gặp thời tiết bất lợi nên phát sinh nhiều sâu bệnh, xảy ra hiện tượng nở sớm. Mặt khác, chi phí nhân công, phân bón, thuốc trừ sâu đều tăng từ 10-15% so với năm ngoái.

Ngày 22-1, Ban chỉ đạo Trung ương chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã họp trực tuyến với các địa phương về kết quả xây dựng NTM năm 2014 và bàn phương hướng nhiệm vụ năm 2015. Phía đầu cầu BR-VT có ông Trần Ngọc Thới, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đại diện cơ quan liên quan tham dự hội nghị.

Ông Trần Văn Cường, Phó Giám đốc Sở NN-PTNN cho biết, đến thời điểm hiện nay, UBND tỉnh đã phê duyệt thí điểm 3 tổ chức đủ điều kiện đóng mới tàu cá vỏ thép làm dịch vụ hậu cần thủy sản và 1 cá nhân đóng mới tàu khai thác thủy sản, với tổng kinh phí khoảng 143 tỷ đồng.

Được biết, tại xã Long Mỹ (huyện Đất Đỏ) đã đầu tư thực hiện Dự án trồng rau an toàn trong nhà lưới. Mô hình này hiện đang được nhân rộng vì đạt năng suất, lợi nhuận cao. So với kiểu trồng rau thông thường, ưu điểm của việc trồng rau trong nhà lưới là ngăn ngừa được côn trùng, sâu bệnh, sản lượng rau tăng từ 3-5%, chi phí sản xuất giảm một nửa do không phải phun thuốc bảo vệ thực vật, có thể trồng quanh năm, ngay cả vào mùa mưa mà không sợ bị ngập úng hay bị dập lá.