Cao su thế giới đảo chiều tăng mạnh trong tuần 5/10 - 9/10

Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam, trong tuần qua, giá cao su RSS 3 giao tháng 02/2016 trên Sàn Giao dịch Hàng hóa Tokyo (TOCOM) tiếp nối đà hồi phục từ cuối tuần trước và tăng dần trong phần lớn các phiên giao dịch.
Nguyên nhân là nhờ đồng Yên giảm giá so với USD và thị trường chứng khoán Nhật Bản tăng mạnh vào đầu tuần trước những tín hiệu cho thấy cuộc đàm phán Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) gần như đã đạt được các thỏa thuận cơ bản.
Bên cạnh đó, giá cao su còn được hỗ trợ khi giá dầu thô thế giới tăng lên mức cao nhất trong vòng một tháng qua vào ngày 06/10, cùng với số liệu công bố cho thấy lượng cao su dự trữ tại Nhật Bản đã giảm xuống.
Kết thúc tuần (09/10), giá cao su RSS 3 giao tháng 3/2016 (TOCOM) đạt 1.449 USD/tấn, tăng 24 USD/tấn (+1,7%) so với ngày đầu tuần (05/10) và tăng 33 USD/tấn (+2,3%) so với ngày cuối tuần trước (02/10).
Giá cao su TSR 20 kỳ hạn trên sàn SICOM Singapore tuần qua biến động tăng dần qua các phiên giao dịch như tại sàn TOCOM. Vào cuối tuần, ngày 09/10, giá cao su TSR 20 giao tháng 11/2015 đạt 1.269 USD/tấn, tăng 24 USD/tấn (+1,9%) so với ngày đầu tuần và tăng 37 USD/tấn (+3,0%) so với ngày cuối tuần trước (02/10).
Tại Sở Giao dịch Cao su Malaysia (MRE), giá cao su SMR 20 xuất khẩu do MRB chào bán cũng tăng nhẹ trở lại. Kết thúc tuần, ngày 09/10, giá SMR 20 đạt 1.279 USD/tấn, tăng 29 USD/tấn (+2,3%) so với ngày đầu tuần và tăng 48 USD/tấn (+3,9%) so với ngày cuối tuần trước.
Tại thị trường Việt Nam, trong tuần từ 05/10 - 09/10/2015, giá cao su Việt Nam xuất khẩu chào bán không thay đổi so với cuối tuần trước, giá SVR 3L xuất khẩu chào bán vẫn là 1.340 USD/tấn.
Trong tháng 10/2015, từ ngày 01 - 09/10, giá SVR 3L của Việt Nam xuất khẩu chào bán đạt trung bình 1.344 USD/tấn, giảm 26 USD/tấn (-1,9%) so với mức trung bình trong tháng 9/2015, và giảm 174 USD/tấn (-11,4%) so với tháng 10/2014.
Có thể bạn quan tâm

“Trời” thương nên tôm hùm con còn tiếp tục xuất hiện. Nhưng buồn là nạn đánh bắt tôm hùm con vẫn không ngớt hoành hành; không chỉ tước dần cơ hội hồi sinh cho “mỏ tôm hùm” vang danh một thuở mà còn đe dọa an ninh, an toàn của Cảng Chân Mây.

Tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) ngành thủy sản được coi có nhiều lợi thế. Nhưng, để có thể “vươn ra biển lớn” không thể để ngư dân “tự bơi” như hiện nay, mà cần những giải pháp cụ thể, đồng bộ, để nghề khai thác thủy sản phát triển vững chắc.

Nuôi cua biển trong vuông tôm là cách làm truyền thống đã có từ nhiều năm qua ở ấp An Bình, xã An Hiệp (Ba Tri - Bến Tre). Vài năm trở lại đây, mô hình “2 trong 1” này mang lại hiệu quả cao, góp phần tăng thêm thu nhập cho người dân từ 10 - 15 triệu đồng/công/năm.

Theo dự báo, Hiệp định TPP tác động mạnh tới ngành chăn nuôi, sản xuất thức ăn chăn nuôi. Nhiều cuộc hội thảo liên quan đến tác động và tái cơ cấu ngành chăn nuôi để ứng phó với những biến động khi Hiệp định TPP có hiệu lực liên tục diễn ra.

Theo UBND xã Cát Tài (Phù Cát - Bình Định), từ đầu năm đến nay, nông dân trên địa bàn xã đã đưa vào sản xuất gần 300 ha bắp lai (giống CP 888), nhằm thu hoạch cây non, lá, trái bắp non bán cho Công ty Cổ phần Bò sữa Nhơn Tân để làm thức ăn cho đàn bò sữa.