Cao Su Rớt Giá, Người Dân Chặt Bỏ Cây

Tại thời điểm này, giá mủ cao su chỉ bằng mức 1/2 năm 2011. Trong khi đó, hiện lượng mủ tồn đọng ở các công ty cao su rất lớn.
Tại Công ty TNHH MTV Cao su Chư Prông (Gia Lai), lượng mủ chế biến còn tồn khoảng 1.500 tấn. Nếu tính đến cuối năm, trừ đi các hợp đồng dài hạn phải thực hiện, số tồn cũng phải là 2.500 tấn. Binh đoàn 15 - đơn vị trồng cao su lớn nhất địa bàn Tây Nguyên hiện đang tồn đọng khoảng 15.000 tấn. Công ty TNHH MTV Cao su Chư Păh cũng đang tồn đọng ngót nghét gần 2.000 tấn.
Không như Chư Prông có các hợp đồng dài hạn, Chư Păh chỉ thực hiện hợp đồng thời vụ và chủ yếu chỉ xuất sang thị trường Trung Quốc sau khi trừ đi 30% sản lượng bán cho Tập đoàn Cao su Việt Nam. Ông Siu Hoa - Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Cao su Chư Păh cho biết: Công ty đang có 10.000ha cao su, trong đó có 6.000ha kinh doanh.
Khác với người dân trồng cao su tiểu điền có thể ngừng khai thác khi giá xuống, công ty vẫn phải trả lương cho công nhân. Do cao su ế ẩm, công ty phải vay tiền ngân hàng để trả lương cho công nhân… Ông Phạm Văn Hiền - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam cho biết, khó khăn của các công ty cao su ở Tây Nguyên là do tiêu thụ chủ yếu tại thị trường Trung Quốc. Thị trường này rất bấp bênh, lúc mở cửa lúc đóng...
Thời điểm này, nhiều hộ trồng cao su tiểu điền ở thôn 9, xã Nghĩa Hưng (Chư Păh, Gia Lai) cũng đang đối mặt với khó khăn không kém các công ty, doanh nghiệp. Giá mủ khô chỉ bán được 42.000 đồng/kg, còn mủ đông chỉ ở mức 8.000-9.000 đồng/kg. (trong khi năm ngoái, thời điểm này là 27.000 đồng/kg.
Ông Cao Minh Trí ở thôn 9, xã Nghĩa Hưng cho biết: Nhà có 2 ha cao su vừa mới mở miệng cạo. Cùng thời điểm này năm ngoái, ông thu nhập hơn 1,5 triệu đồng, giờ chỉ còn có mấy trăm nghìn. “Mấy năm trước thấy cây cao su được giá nên dốc hết vốn liếng để trồng, ai dè nên nỗi…”.
Ở thôn 9 đã có nhiều người phá cao su để trồng cà phê. Nhà ông bà Hiền –Tài đã cạo phá 1ha cao su mới mở miệng để sang năm trồng cà phê... Nhà ông Ly và nhiều người nữa cũng đang rậm rịch chặt cao su. Riêng tôi đang cố cầm chừng, vì tiền đầu tư trồng cao su lớn. Nhưng nếu giá hạ nữa, chắc tôi cũng phá theo quá” - ông Trí than thở.
Không chỉ ở xã Nghĩa Hưng, chúng tôi được biết ở xã Nghĩa Hòa cũng đang có nhiều người phá vườn cao su. Một người chuyên thu mua cây cao su cho biết: Không chỉ những vườn cây lâu năm mà cả những vườn mới trồng được 3-4 năm, sắp thu hoạch cũng bị móc gốc để trồng cây khác...
Có thể bạn quan tâm

Khoảng gần 2 tháng trở lại đây, người chăn nuôi xã Xuân Tình, huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) phải chống chọi với một loại bệnh xuất hiện ở lợn mà người dân nơi đây gọi là bệnh nghệ đã làm lợn chết hàng loạt. Theo người dân, biểu hiện ban đầu của bệnh là lợn bỏ ăn, ho, tiêu chảy, vàng da và cuối cùng dẫn đến chết. Tốc độ lây lan của bệnh nhanh đến mức chóng mặt đã gây thiệt hại lớn về tài sản của người dân.

Từ một nông dân lam lũ, ông Nguyễn Văn Nam (62 tuổi), ở xã Nhơn Thọ, thị xã An Nhơn, Bình Định) đã trở thành tỷ phú. Biến đồi hoang thành trang trại chăn nuôi, gia đình ông đạt mức thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm…

Nhìn chung, tình hình sản xuất ngư, nông, lâm nghiệp phát triển tương đối ổn định. Giá tôm nguyên liệu ở mức cao. Sản xuất ngày càng được chú trọng theo hướng đa cây, đa con. Công tác phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm được chú trọng và thực hiện nghiêm túc.

Gà VB2 có trọng lượng bình quân 2,7 kg/con, gà mía lai từ 2-2,2 kg/con, gà ri lai từ 1,7-2 kg/con, giá bán cả 3 loại từ 80-85 nghìn đồng/kg...

Tết Trung thu và vụ cua gạch điều cùng diễn ra trong những ngày giữa tháng 8 âm lịch. Cua gạch điều luôn là lựa chọn đầu tiên bởi những thực khách, cũng như khách hàng mua để tặng nhau cùng với bánh Trung thu.” Anh Đoàn Thành - cơ sở thu mua cua gạch điều tại xã An Thủy (Ba Tri - Bến Tre) giao cho một nhà hàng hải sản tại TP. Hồ Chí Minh, lý giải về nguyên nhân tăng giá cua gạch điều hàng năm.