Cao Su Lộc Ninh Bón Phân Cá Thay Phân Vô Cơ

Hiện Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh (Cao su Lộc Ninh) được Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam chọn là đơn vị điểm cải tiến kỹ thuật nông nghiệp. Công ty đã ứng dụng hiệu quả để các đơn vị trong, ngoài tập đoàn học tập. điển hình như trồng bầu 4-5 tầng lá để rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản 6 tháng đến 1 năm.
Năm 2012-2013, Nông trường 2 được công ty chọn thí điểm bón phân cá trên vườn cây khai thác thay thế phân vô cơ (đạm, lân, kali), trên diện tích 600 ha của cây cạo nhóm 1 và nhóm 2.
Phó giám đốc nông trường Lâm Quốc Tiến cho biết: Qua theo dõi và so sánh với vườn cây cùng nhóm tuổi bón phân vô cơ, thì bón phân cá hiệu quả kinh tế cao hơn. Cụ thể, hàm lượng mủ khô (DRC) cao hơn 1,2-2%, năng suất vườn cây cũng tăng hơn.
Cây phát triển bình thường với bộ lá xanh đồng đều, thời gian khi cây nghỉ cạo nhanh hơn 10-12 ngày; thời gian rụng lá muộn hơn 7-10 ngày và bệnh phấn trắng giảm 15-20%. Vườn cây sau thời kỳ rụng lá đưa vào cạo sớm hơn và thời gian thu hoạch mủ dài hơn so bón phân vô cơ 11-15 ngày/năm.
Do phân cá có hàm lượng hữu cơ và vi sinh giúp lá phân hủy, xác thực vật tạo đất tơi xốp hơn nên đầu mùa mưa bộ rễ tơ phát triển tốt, mật độ rễ trên đơn vị cao hơn 20-24%. Do thời gian bón phân cá sớm hơn so phân vô cơ, nông trường đã chủ động bón trước mùa mưa nên tỷ lệ hao hụt bay hơi, rửa trôi thấp hơn so bón phân vô cơ và thuận lợi cho công nhân vận chuyển, bón phân.
Từ thí điểm bón phân cá thay phân vô cơ ở vườn cây của Nông trường 2, trong năm 2014, cao su Lộc Ninh tiếp tục áp dụng tại các nông trường 2, 3, 6 và 7.
Có thể bạn quan tâm

Tiếng thơm về quế Nậm Đét (Bắc Hà - Lào Cai) cùng câu chuyện “di thực” giống quế về trồng ở vùng đất này đã đi qua hơn 40 mùa quế dóc vỏ. Không riêng ở Nậm Đét, những đồi quế, nương quế trở thành nguồn thu nhập lớn cho nhiều gia đình trong tỉnh, làm “thay da, đổi thịt” biết bao miền quê. Đi đến đâu cũng nghe người dân bàn về việc trồng quế, nói chuyện về thu mua quế. Đó là câu chuyện của thời kỳ cây quế “lên ngôi”...

Thời gian qua, nông dân trên địa bàn TP Cần Thơ đã cải thiện thu nhập nhờ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng sen lấy gương. Tuy nhiên, việc tiêu thụ gương sen tại thành phố phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái. Để nghề trồng sen phát triển bền vững, nông dân rất cần có doanh nghiệp đứng ra bao tiêu sản phẩm nhằm giúp giá cả đầu ra sản phẩm ổn định…

Hiện rệp sáp bột hồng phát sinh lây lan nhanh gây hại sắn trên diện rộng, đây là loại sâu hại nguy hiểm, rất khó phòng trừ và là đối tượng dịch hại mới ở Việt Nam. Tiến sĩ Ignazio Graziosi, chuyên gia của Trung tâm Nông nghiệp nhiệt đới quốc tế khu vực châu Á (CIAT-Asia), đã đến Phú Yên để nghiên cứu mức độ gây hại và cách phòng trừ rệp sáp bột hồng. Báo Phú Yên phỏng vấn tiến sĩ Ignazio Graziosi xung quanh vấn đề này.

Nắng hạn kéo dài thuận lợi cho nạn bọ trĩ hoành hành đã khiến vụ xoài năm nay mất mùa, kết thúc sớm. Không chỉ người trồng xoài ở huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) thất thu, mà các vựa cũng lao đao...

5 năm trở lại đây, mô hình trồng đu đủ phát triển mạnh tại xã Hòa Long (TP. Bà Rịa) mang lại đời sống khấm khá hơn cho nhiều hộ gia đình.