Cao Su Lộc Ninh Bón Phân Cá Thay Phân Vô Cơ

Hiện Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh (Cao su Lộc Ninh) được Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam chọn là đơn vị điểm cải tiến kỹ thuật nông nghiệp. Công ty đã ứng dụng hiệu quả để các đơn vị trong, ngoài tập đoàn học tập. điển hình như trồng bầu 4-5 tầng lá để rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản 6 tháng đến 1 năm.
Năm 2012-2013, Nông trường 2 được công ty chọn thí điểm bón phân cá trên vườn cây khai thác thay thế phân vô cơ (đạm, lân, kali), trên diện tích 600 ha của cây cạo nhóm 1 và nhóm 2.
Phó giám đốc nông trường Lâm Quốc Tiến cho biết: Qua theo dõi và so sánh với vườn cây cùng nhóm tuổi bón phân vô cơ, thì bón phân cá hiệu quả kinh tế cao hơn. Cụ thể, hàm lượng mủ khô (DRC) cao hơn 1,2-2%, năng suất vườn cây cũng tăng hơn.
Cây phát triển bình thường với bộ lá xanh đồng đều, thời gian khi cây nghỉ cạo nhanh hơn 10-12 ngày; thời gian rụng lá muộn hơn 7-10 ngày và bệnh phấn trắng giảm 15-20%. Vườn cây sau thời kỳ rụng lá đưa vào cạo sớm hơn và thời gian thu hoạch mủ dài hơn so bón phân vô cơ 11-15 ngày/năm.
Do phân cá có hàm lượng hữu cơ và vi sinh giúp lá phân hủy, xác thực vật tạo đất tơi xốp hơn nên đầu mùa mưa bộ rễ tơ phát triển tốt, mật độ rễ trên đơn vị cao hơn 20-24%. Do thời gian bón phân cá sớm hơn so phân vô cơ, nông trường đã chủ động bón trước mùa mưa nên tỷ lệ hao hụt bay hơi, rửa trôi thấp hơn so bón phân vô cơ và thuận lợi cho công nhân vận chuyển, bón phân.
Từ thí điểm bón phân cá thay phân vô cơ ở vườn cây của Nông trường 2, trong năm 2014, cao su Lộc Ninh tiếp tục áp dụng tại các nông trường 2, 3, 6 và 7.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua nhiều tập đoàn, công ty lớn ở Việt Nam đã đầu tư rất lớn vào thị trường chăn nuôi bò sữa khiến cho thị trường sữa trở nên sôi động hơn bao giờ hết.

Hiện nay, người nuôi cá lóc tại các xã Phú Thọ, Phú Thành A, Phú Hiệp, An Hòa, huyện Tam Nông đang rất phấn khởi vì giá cá thương phẩm đang ở mức cao. Cụ thể, cá loại 200g/con trở lên giá từ 35 ngàn đồng/kg, loại 2 con/kg giá 38 - 40 ngàn đồng/kg, tăng 3-5 ngàn đồng/kg so với một tháng trước.

3 năm qua, huyện vận động thành lập mới 10 HTX, đồng thời giải thể 4 HTX. Đến nay, toàn huyện có 26 HTX (20 HTX dịch vụ nông nghiệp, 3 HTX phi nông nghiệp, 3 quỹ tín dụng nhân dân) và 244 THT. Điểm nổi bật của những HTX nông nghiệp là đầu tư các trang thiết bị, nâng cao chất lượng phục vụ cho các thành viên, đồng thời bước đầu tổ chức cho nông dân tiến đến sản xuất nông sản theo hướng GAP.

Mặc dù chỉ hơn 1 năm tham gia Dự án cạnh tranh nông nghiệp (ACP), nhưng bước đầu tạo chuyển biến tích cực trong các hoạt động sản xuất của Hợp tác xã Nông nghiệp (HTX NN) Tân Bình (huyện Thanh Bình). ACP đã có những tác động rõ nét trong việc thay đổi tập quán canh tác của nông dân, góp phần tạo mối liên kết bền vững giữa doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất và tiêu thụ nông sản.

Năm 2014, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Tây Hòa (Phú Yên) triển khai mô hình nuôi cá rô đầu vuông thương phẩm tại các hợp tác xã Hòa Bình 1, Hòa Bình 2, Hòa Phong và Hòa Phú với quy mô 11.500m2 và 115.000 con cá giống, 6 hộ tham gia.