Cao Su Bị Thú Lạ Cắn Phá

Đây là số diện tích cây cao su mới 3 đến 4 năm tuổi, bị loài thú lạ cắn vỏ hoặc giẫm chết. Ông Pờ Loang Phương - Chủ tịch UBND xã A Roàng cho biết thêm, do số diện tích cây cao su bị cắn phá tập trung ở vùng xa, thuộc vùng đệm của Khu Bảo tồn Sao La nên việc tiếp cận, xử lý gặp rất nhiều khó khăn. Thú lạ cắn phá cây cao su bà con A Roàng đã biết từ lâu nhưng theo người dân địa phương, vẫn chưa xác định được loài thú gì, chỉ biết là con vật linh thiêng nên bà con không dám săn bắn mà chỉ xua đuổi.
Hiện, UBND huyện A Lưới đã thành lập tổ kiểm tra, tiến hành xác định mức độ thiệt hại nhằm có hướng xử lý hỗ trợ cho bà con.
Có thể bạn quan tâm

Tốt nghiệp Trung cấp Hàng Hải, sau 3 năm làm thủy thủ, Trần Bá Tuấn (27 tuổi) quyết định quay về quê hương xây dựng trang trại chăn, mang lại lợi nhuận 400-500 triệu đồng/năm.

Năm nay, huyện Lạc Sơn (Hòa Bình) đã dành 145 triệu đồng để xây dựng mô hình trồng cỏ VA 06 phục vụ phát triển chăn nuôi trâu, bò tại 3 xã Xuất Hoá, Miền Đồi, Chí Đạo quy mô mỗi xã 3 ha với hơn 60 hộ tham gia, trong đó huyện trích ngân sách 75 triệu đồng, Chương trình 135 hỗ trợ 70 triệu đồng.

Ông Sơn Văn Luận - Giám đốc HTX Khoai lang Tân Thành (Bình Tân - Vĩnh Long) cho biết: Hiện khoai lang tím Nhật có giá 620.000 đ/tạ, tăng gần 200.000 đ/tạ so với tháng trước, khoai lang trắng cũng có giá 370.000 đ/tạ.

Việc nuôi cua xanh kết hợp tôm sú hoặc tôm thẻ chân trắng theo hình thức quảng canh đang mang lại hiệu quả cao tại xã Cam Hòa (huyện Cam Lâm, Khánh Hòa).

Ngôi nhà tường bề thế với đầy đủ tiện nghi ở ấp Tân Phước 1, phường Thuận Hưng, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ vừa là nơi ở vừa là nơi kinh doanh của ông Nguyễn Phước Sang (còn gọi là Ba Sang, 59 tuổi). Bước chân qua tấm biển hiệu “Ba Sang”, người ta có thể thấy ngay vườn rau giống các loại xanh um rộng hơn 500 m2. Ở địa phương, nghị lực vượt khó của ông Ba Sang được bà con nhắc đến nhiều với sự nể trọng.