Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cao Phong (Hòa Bình) Vào Vụ Cam Mới

Cao Phong (Hòa Bình) Vào Vụ Cam Mới
Ngày đăng: 13/10/2014

Ngay từ đầu tháng 9 (dương lịch), ở Hòa Bình khi những quả cam CS1 (lòng vàng) bắt đầu chín, giá cam được lái thương thu mua cao hơn hẳn mọi năm. Đây là dấu hiệu một mùa cam bội thu giá. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có nhiều thách thức với người trồng cam khi xuất hiện cam Trung quốc trên thị trường ngay từ đầu vụ.

Đầu vụ giá cao

Vừa cắt những quả cam đang bắt đầu chín rộ chị Nguyễn Thị Hà ở đội Thu Phong nói chuyện với chúng tôi: Vườn này nhà tôi có gần 1ha nhưng trồng 3 loại cam. Cam lòng vàng có 190 cây. Cây năm nay là năm thứ 4 tôi nên tôi để quả thu. Năm đầu thu quả không sai nhưng là cam tơ nên nhiều lái thương thích.

Khi họ xem vườn trả giá 23.000 đồng/kg, tôi đồng ý bán luôn. Giá như này so với mọi năm hơn hẳn. Tuy năm nay đầu tư cao hơn mọi năm như giá công làm, phân bón, thuốc trừ sâu… nhưng người trồng cam vẫn lãi. Vả lại tôi muốn thu sớm để cây khỏe cho quả vụ sau. Chị Hà cho biết thêm: Năm nay so với các giống cam khác như Xã Đoài, Canh, V2, Malaixia …, cam lòng vàng được mùa hơn. Năng suất vẫn tương đương như năm ngoái.

Còn các giống cam khác năng suất đều kém. Nguyên nhân là do vào thời điểm đầu năm khi cam ra hoa, thời tiết ít nắng, mưa phùn dài ngày nên hoa bị thối không nở được. Đối với người trồng cam, giá năm nay cao cũng là dễ hiểu. Từ đó, nhiều người dự đoán năm nay, giá cam cao nên ít người muốn bán đầu vụ. Theo tìm hiểu của chúng tôi, cam năm nay ở Cao Phong quả nhỏ, mẫu mã không được đẹp như mọi năm.

Bà Nguyễn Thị Thanh, ở khu 3 thị trấn Cao Phong cho biết: Nhà tôi có hơn 1 ha cam lòng vàng trồng xen chanh đào. Năm ngoái cả vườn thu được 40 tấn cam lòng vàng. Theo dự kiến của tôi, năng suất năm nay không giảm. Năm ngoái tôi bán được giá từ 17-19.000 đồng/kg.

Nhiều người vào trả giá cao nhưng tôi chưa muốn bán vì họ hái lẻ. Như năm ngoái, so với những năm khác được giá hơn nhưng đầu vụ chỉ được 18.000 đồng/kg. Theo chu kỳ, thường những người bán sớm bao giờ cũng được giá hơn hẳn chính vụ. Ngay từ đầu tháng 9, nhiều thương lái vào vườn trả giá 25.000 đồng/kg nhưng nhiều chủ vườn không muốn bán hy vọng giá vẫn còn lên.

Lo cam Trung Quốc

Là thương lái từ nhiều năm nay ở Cao Phong, chị Nguyễn Thị Hương ở khu 2 thị trấn Cao Phong tâm sự: Từ đầu vụ đến giờ, tôi chạy được 2 chuyến hàng. Giá đầu vào cao hơn hẳn mọi năm nên lãi không nhiều.

Tuy giá cao nhưng tôi vẫn thấy bấp bênh, chưa ổn định hẳn. Một số thương lái tôi quen không dám “ôm” vườn như mọi năm vì sợ vào chính vụ giá giảm. Họ cũng nghe ngóng một thời gian nữa mới biết rõ thị trường thế nào. Qua tìm hiểu của chúng tôi, năm nay nhiều lái thương lo ngại cam Cao Phong cạnh tranh với cam Trung Quốc. Mọi năm, chỉ cuối vụ giá cam cao khi chỉ còn cam V2 (Valenxia) thì xuất hiện cam Trung Quốc.

Tuy nhiên, năm nay, ngay từ đầu vụ đã xuất hiện cam, quýt Trung Quốc ngay tại Cao Phong. Hiện tại, khi đưa cam về dưới xuôi giá thường từ 25-26.000 đồng/kg nhưng cam Trung Quốc giá chỉ 15.000 đồng. Cam ngọt hơn, để lâu hơn, giá thấp hơn nên cam Trung Quốc đánh lừa được người tiêu dùng trong nước.


Có thể bạn quan tâm

Trở Lại Vùng Sản Xuất Giống Thuỷ Sản Chất Lượng Cao Trở Lại Vùng Sản Xuất Giống Thuỷ Sản Chất Lượng Cao

Trở lại vùng sản xuất và kiểm định giống thuỷ sản tập trung An Hải (Ninh Phước), tôi chợt bâng khuâng nhớ về một ngày cách nay 20 năm, khi lần đầu tiên cùng một đồng nghiệp đi ngang qua đây để đến Phú Thọ, một thôn hẻo lánh thuộc phường Đông Hải (Phan Rang-Tháp Chàm).

29/07/2013
Hiệu Quả Mô Hình Trồng Nho Trôm Hiệu Quả Mô Hình Trồng Nho Trôm

Chúng tôi lấy làm ngạc nhiên khi chứng kiến mô hình xen canh nho- trôm độc đáo của anh Phương Bảo Toàn 51 tuổi ở thôn Đắc Nhơn 1, xã Nhơn Sơn. Hàng chục cây trôm thẳng đứng tỏa cành tạo “mái che” xanh mát cho vườn nho đang mùa đơm bông kết trái. Mô hình nho- trôm đem lại hiệu quả kinh tế cao giúp gia đình anh bảo đảm cuộc sống no ấm, góp phần xây dựng nông thôn mới.

29/07/2013
Nuôi Trồng Thủy Sản Đồng Bằng Sông Cửu Long Kẻ Lấp, Người Đào Nuôi Trồng Thủy Sản Đồng Bằng Sông Cửu Long Kẻ Lấp, Người Đào

Trong khi nông dân ương cá tra giống ở ĐBSCL quyết định lấp ao do giá cá rớt mạnh, không còn vốn duy trì sản xuất, thì phong trào đào ao từ đất ruộng để nuôi cá lóc lại phát triển rầm rộ, dù đầu ra sản phẩm vẫn còn là câu hỏi lớn.

30/07/2013
Cựu Chiến Binh Nguyễn Thành Nga Làm Kinh Tế Giỏi Cựu Chiến Binh Nguyễn Thành Nga Làm Kinh Tế Giỏi

Được sự giới thiệu của Hội Nông dân xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, chúng tôi tìm đến gia đình ông Nguyễn Thành Nga nông dân sản xuất giỏi của địa phương.

30/07/2013
Đổi Thay Từ Những Mô Hình Kinh Tế Đổi Thay Từ Những Mô Hình Kinh Tế

Phước Chiến là xã đặc biệt khó khăn của huyện Thuận Bắc với trên 98% là đồng bào dân tộc Raglai. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp có đến ¾ là đồi dốc, dễ bị xói mòn nên canh tác rất khó khăn. Được sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước, những đề án, mô hình hỗ trợ phát triển kinh tế đã phát huy hiệu quả, đem lại sự đổi thay ấm no cho nhân dân Phước Chiến.

30/07/2013