Canh Tác Lúa Theo Phương Thức Hữu Cơ Năng Suất Đạt Từ 6 - 7 Tấn/ha

Ngày 16/1/2014, Công ty Cổ phần Nông nghiệp GAP phối hợp với huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) tổ chức hội thảo đánh giá hiệu quả canh tác lúa theo phương thức hữu cơ trong mô hình luân canh lúa - tôm tại xã Ninh Quới A.
Dự án canh tác lúa theo phương thức hữu cơ trong mô hình luân canh lúa - tôm triển khai ở 2 huyện Phước Long và Hồng Dân có 206 hộ nông dân tham gia, với hơn 165ha. Các nông dân tham gia dự án được trả chậm 80% giá trị phân bón và được bao tiêu sản phẩm. Các sản phẩm nông sản làm ra đảm bảo theo hướng an toàn và hiệu quả.
Qua đánh giá, năng suất lúa trình diễn trong dự án đạt từ 6 - 7 tấn/ha. Quy trình canh tác sử dụng 100% hữu cơ nhằm đảm bảo an toàn cho người trực tiếp sản xuất và người tiêu dùng, đảm bảo đạt chất lượng xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình này đã đem lại hiệu quả cao trong phát triển kinh tế gia đình và góp phần vào sự phát triển chung của huyện Vĩnh Bảo.

Chưa kể sản phẩm chủ lực là sầu riêng VietGAP, riêng trồng mít xen canh theo kiểu quanh năm ngồi “rung đùi”, anh Tùng cũng kiếm hơn 100 triệu đồng nhờ cơ giới hóa.

Là phụ nữ dân tộc Dao không biết chữ, nhưng với cách nghĩ, cách làm mạnh dạn, sáng tạo, chị Triệu Thị Tá ở xã Yến Dương, huyện Ba Bể (Bắc Kạn) đã tạo dựng cho mình thương hiệu miến dong nổi tiếng, được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh tin dùng.

Từ một hộ nghèo, nhờ mạnh dạn chuyển đổi sang chăn nuôi đa canh, ông Nguyễn Đình Lâm ở thôn 3/2B, xã Thành Lập, huyện Lương Sơn, Hoà Bình đã có thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm. Trang trại của ông còn tạo việc làm cho hàng chục lao động của địa phương với mức lương 4,5 triệu đồng/tháng.

Sau khi chuyển đổi thành công từ nuôi tôm thẻ chân trắng sang mô hình trồng rong nho biển, anh Nguyễn Văn Dỗng lãi ròng mỗi năm 300 triệu đồng.