Canh Tác Hành Tím Làm Giống

Cây màu này đã góp phần quan trọng giúp bà con giải quyết việc làm tại chỗ, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống. Tuy nhiên, cái khó của người trồng hành tím là giá cả không ổn định, thời tiết bất lợi dễ tác động đến năng suất và đặc biệt sâu xanh da láng thường xuất hiện nhiều, làm ảnh hưởng năng suất và tăng chi phí sản xuất.
Vĩnh Châu là khu vực trồng hành tím lớn của tinh Sóc Trăng; Cây màu này đã góp phần quan trọng giúp bà con giải quyết việc làm tại chỗ, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Tuy nhiên, cái khó của người trồng hành tím là giá cả không ổn định, thời tiết bất lợi dễ tác động đến năng suất và đặc biệt sâu xanh da láng thường xuất hiện nhiều, làm ảnh hưởng năng suất và tăng chi phí sản xuất. “Canh tác hành tím làm giống” sẽ giúp bà con chia sẻ những giải pháp, nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn trong quá trình canh tác, giảm chi phí sản xuất.
Hiện nay nông dân Vĩnh Châu đã thu hoạch gần xong diên tích hành tím mùa 2014, năng suất bình quân 17 tấn/ha, nếu chăm sóc tốt, quản lý hiệu quả sâu bệnh thì năng suất có thể đạt 20 tấn/ha. Trồng hành tím góp phần nâng cao thu nhập cho hộ nghèo, do mùa vụ ngắn nên vòng quay sản xuất nhanh.
Sau khi thu hoạch xong hành mùa, nông dân thị xã Vĩnh Châu đã tập trung xuống giống và chăm sóc tốt vụ hành giống nhằm chuẩn bị nguồn giống cho vụ sản xuất hành tím năm sau. Hành giống thường trồng vào tháng 2 – 5 âm lịch. Tính đến nay, Vĩnh Châu đã xuống giống được gần 300 ha hành giống, tập trung ở xã Vĩnh Hải, Lai Hòa.
Canh tác hành giống đem lại thu nhập cao, do thời vụ ngắn, giá bán cao so với hành thương phẩm, nhưng vụ sản xuất này thường gặp bất lợi về thời tiết, sâu bệnh hại tấn công nhiều hơn. Do vậy bà con cần tập trung quản lý tốt dịch hại. Theo kỹ sư Nguyễn Hữu Thành trưởng trạm bảo vệ thực vật Thị xã Vĩnh Châu thì sâu xanh da láng là đối tượng bà con cần lưu ý nhất.
Thường thì vào mùa nắng sâu xanh da láng xuất hiện nhiều, gây hại bộ lá làm cho củ phát triển không to, giảm năng suất và gần như sâu bị kháng thuốc nên rất khó phòng trị, nhiều khi phải cộng nhiều loại thuốc lại mới trị được làm chi phí tăng cao.
Cùng thời gian này thì ruộng hành tím của anh Thạch Bun Thol ở ấp Âu Thọ B, xã Vĩnh Hải được cán bộ kỹ thuật Cty Hóa Nông Lúa Vàng hướng dẫn quy trình quản lý dịch hại trên hành và anh đã áp dụng thành công.
Với thời tiết khô hạn và nắng nóng như hiện nay làm cho hành kém phát triển, bộ rễ bị suy yếu,... để giúp cây hành phát triển tốt, nhiều nông dân đã đưa sản phẩm Comcat 150WP vào sử dụng trên ruộng hành mang lại hiệu quả cao, bộ rễ phát trển mạnh, thân hành to và tăng năng suất.
Hành tím là cây màu truyền thống và cũng là mặt hàng đặc sản của tỉnh Sóc Trăng, có chất lượng cao, được tiêu thụ ở đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh thành trong cả nước. Đặc biệt hành tím Vĩnh Châu đang là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao, được nhiều nước ưa chuộng.
Tuy nhiên giá thành thường biến động, nên việc chủ động áp dụng các giải pháp kỹ thuật canh tác để nâng cao chất lượng hành thương phẩm là rất cần thiết. Trong phòng trị sâu hại, bà con cần chú ý chọn giải pháp an toàn hiệu quả, giảm chi phí sản xuất để tăng lợi nhuận.
Có thể bạn quan tâm

Không chỉ có gà trống, mà trứng gia cầm hiện cũng được các tiểu thương đẩy lên gần 1 ngàn đồng/quả so với ngày thường. Tuy nhiên, giá trứng tại các siêu thị chỉ ở mức tăng nhẹ từ 2-4 ngàn đồng/chục nhờ chương trình bình ổn giá dịp tết. Cụ thể, giá trứng gà được bán ở chợ từ 2-2.5 ngàn đồng/quả, trứng vịt từ 3-3.5 ngàn đồng/quả nhưng vẫn hút khách.

Về nơi đây, đi đến đâu cũng thấy nhà nhà đóng chuồng nuôi dê, hộ nuôi ít nhất 5 - 10 con, có hộ nuôi nhiều lên đến hàng trăm con. Nơi đây nổi danh là vùng nuôi dê lâu đời, tận dụng các thế mạnh tự nhiên của địa phương như vùng cỏ rộng, khí hậu thích hợp cho sự phát triển của đàn dê.

Tổng đàn heo thời gian qua tăng cao là vì giá heo hơn hai năm qua liên tục ở mức cao nên nhiều trang trại doanh nghiệp đã đầu tư mở rộng tổng đàn. Hiện mỗi ngày người chăn nuôi Đồng Nai cung cấp cho thị trường gần 7 ngàn con heo thịt tương đương với 700 tấn thịt heo. Trong đó, khoảng 60-70% lượng heo thịt của Đồng Nai cung ứng cho thị trường TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.

Chỉ tính riêng tại huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang có đàn dê đến trên 20.000 con, tập trung ở các xã ven biển. Các huyện Gò Công Tây, Châu Thành, Chợ Gạo, Tân Phú Đông cũng có đàn dê hàng nghìn con. Đa số nông dân chọn nuôi giống Dê cỏ, dê Hà Lan và dê Bo. Ở thời điểm này giá dê thịt từ 90.000 -100.000 đ/kg; tăng 10% so với năm ngoái.

"Người ta thì đi mua hoa, sắm tết, còn mình thì đi cắt cỏ, nhiều lúc chất chở trên xe toàn là cỏ đi trên đường trong những ngày giáp tết cũng ngại lắm. Nhưng mình nuôi bò là phải chịu cực vậy thôi. Chứ mấy ngày Tết, còn đi chúc tết, thăm người thân, thời gian đâu mà đi cắt cỏ về cho bò"- ông Ba cho hay.