Canh Tác Hành Tím Làm Giống

Cây màu này đã góp phần quan trọng giúp bà con giải quyết việc làm tại chỗ, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống. Tuy nhiên, cái khó của người trồng hành tím là giá cả không ổn định, thời tiết bất lợi dễ tác động đến năng suất và đặc biệt sâu xanh da láng thường xuất hiện nhiều, làm ảnh hưởng năng suất và tăng chi phí sản xuất.
Vĩnh Châu là khu vực trồng hành tím lớn của tinh Sóc Trăng; Cây màu này đã góp phần quan trọng giúp bà con giải quyết việc làm tại chỗ, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Tuy nhiên, cái khó của người trồng hành tím là giá cả không ổn định, thời tiết bất lợi dễ tác động đến năng suất và đặc biệt sâu xanh da láng thường xuất hiện nhiều, làm ảnh hưởng năng suất và tăng chi phí sản xuất. “Canh tác hành tím làm giống” sẽ giúp bà con chia sẻ những giải pháp, nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn trong quá trình canh tác, giảm chi phí sản xuất.
Hiện nay nông dân Vĩnh Châu đã thu hoạch gần xong diên tích hành tím mùa 2014, năng suất bình quân 17 tấn/ha, nếu chăm sóc tốt, quản lý hiệu quả sâu bệnh thì năng suất có thể đạt 20 tấn/ha. Trồng hành tím góp phần nâng cao thu nhập cho hộ nghèo, do mùa vụ ngắn nên vòng quay sản xuất nhanh.
Sau khi thu hoạch xong hành mùa, nông dân thị xã Vĩnh Châu đã tập trung xuống giống và chăm sóc tốt vụ hành giống nhằm chuẩn bị nguồn giống cho vụ sản xuất hành tím năm sau. Hành giống thường trồng vào tháng 2 – 5 âm lịch. Tính đến nay, Vĩnh Châu đã xuống giống được gần 300 ha hành giống, tập trung ở xã Vĩnh Hải, Lai Hòa.
Canh tác hành giống đem lại thu nhập cao, do thời vụ ngắn, giá bán cao so với hành thương phẩm, nhưng vụ sản xuất này thường gặp bất lợi về thời tiết, sâu bệnh hại tấn công nhiều hơn. Do vậy bà con cần tập trung quản lý tốt dịch hại. Theo kỹ sư Nguyễn Hữu Thành trưởng trạm bảo vệ thực vật Thị xã Vĩnh Châu thì sâu xanh da láng là đối tượng bà con cần lưu ý nhất.
Thường thì vào mùa nắng sâu xanh da láng xuất hiện nhiều, gây hại bộ lá làm cho củ phát triển không to, giảm năng suất và gần như sâu bị kháng thuốc nên rất khó phòng trị, nhiều khi phải cộng nhiều loại thuốc lại mới trị được làm chi phí tăng cao.
Cùng thời gian này thì ruộng hành tím của anh Thạch Bun Thol ở ấp Âu Thọ B, xã Vĩnh Hải được cán bộ kỹ thuật Cty Hóa Nông Lúa Vàng hướng dẫn quy trình quản lý dịch hại trên hành và anh đã áp dụng thành công.
Với thời tiết khô hạn và nắng nóng như hiện nay làm cho hành kém phát triển, bộ rễ bị suy yếu,... để giúp cây hành phát triển tốt, nhiều nông dân đã đưa sản phẩm Comcat 150WP vào sử dụng trên ruộng hành mang lại hiệu quả cao, bộ rễ phát trển mạnh, thân hành to và tăng năng suất.
Hành tím là cây màu truyền thống và cũng là mặt hàng đặc sản của tỉnh Sóc Trăng, có chất lượng cao, được tiêu thụ ở đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh thành trong cả nước. Đặc biệt hành tím Vĩnh Châu đang là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao, được nhiều nước ưa chuộng.
Tuy nhiên giá thành thường biến động, nên việc chủ động áp dụng các giải pháp kỹ thuật canh tác để nâng cao chất lượng hành thương phẩm là rất cần thiết. Trong phòng trị sâu hại, bà con cần chú ý chọn giải pháp an toàn hiệu quả, giảm chi phí sản xuất để tăng lợi nhuận.
Có thể bạn quan tâm

Nằm bên dòng sông Sêrêpôk hoang dã, người dân thôn 5, xã Hòa Phú, TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) nổi tiếng với nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là thành công trong việc đưa cá lăng đuôi đỏ vào nuôi trong ao nước tĩnh đã góp phần làm hồi sinh dòng cá bản địa quý hiếm trước nguy cơ bị tuyệt chủng.

Bà con nuôi trồng thủy sản huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu) đang rất phấn khởi khi mùa tôm vụ cuối năm thắng lớn. Theo ông Phạm Văn Chí, một hộ nuôi thành công tại đây cho biết, hiện tôm thẻ chân trắng cỡ 55-60 con/kg có giá từ 190-200 ngàn đồng/kg. Đây là mức giá kỷ lục.

Nghề nuôi tôm hùm lồng đã phát triển khá mạnh tại tỉnh Khánh Hòa từ nhiều năm nay, đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho người dân tại nhiều địa phương. Tuy nhiên, các tác động tiêu cực của nghề nuôi tôm hùm cũng đồng thời là đề tài tranh cãi của không ít chuyên gia, nhà khoa học.

Theo báo cáo của Chi cục Nuôi trồng thủy sản Bạc Liêu, năm 2013 diện tích thả nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa trên địa bàn huyện Phước Long là 5.600 ha (tập trung các xã Vĩnh Phú Tây, xã Phước Long, thị trấn Phước Long, xã Phong Thạnh Tây A, xã Phong Thạnh Tây B).

Các ao, đầm nuôi không đảm bảo điều kiện kỹ thuật theo quy định, thường xuyên bị dịch bệnh chỉ nên thả nuôi một vụ trong năm, thời gian thả giống trong tháng 4/2014 để hạn chế dịch bệnh.