Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Canh Tác Hành Tím Làm Giống

Canh Tác Hành Tím Làm Giống
Ngày đăng: 26/03/2014

Cây màu này đã góp phần quan trọng giúp bà con giải quyết việc làm tại chỗ, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống. Tuy nhiên, cái khó của người trồng hành tím là giá cả không ổn định, thời tiết bất lợi dễ tác động đến năng suất và đặc biệt sâu xanh da láng thường xuất hiện nhiều, làm ảnh hưởng năng suất và tăng chi phí sản xuất.

Vĩnh Châu là khu vực trồng hành tím lớn của tinh Sóc Trăng; Cây màu này đã góp phần quan trọng giúp bà con giải quyết việc làm tại chỗ, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Tuy nhiên, cái khó của người trồng hành tím là giá cả không ổn định, thời tiết bất lợi dễ tác động đến năng suất và đặc biệt sâu xanh da láng thường xuất hiện nhiều, làm ảnh hưởng năng suất và tăng chi phí sản xuất. “Canh tác hành tím làm giống” sẽ giúp bà con chia sẻ những giải pháp, nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn trong quá trình canh tác, giảm chi phí sản xuất.

Hiện nay nông dân Vĩnh Châu đã thu hoạch gần xong diên tích hành tím mùa 2014, năng suất bình quân 17 tấn/ha, nếu chăm sóc tốt, quản lý hiệu quả sâu bệnh thì năng suất có thể đạt 20 tấn/ha. Trồng hành tím góp phần nâng cao thu nhập cho hộ nghèo, do mùa vụ ngắn nên vòng quay sản xuất nhanh.

Sau khi thu hoạch xong hành mùa, nông dân thị xã Vĩnh Châu đã tập trung xuống giống và chăm sóc tốt vụ hành giống nhằm chuẩn bị nguồn giống cho vụ sản xuất hành tím năm sau. Hành giống thường trồng vào tháng 2 – 5 âm lịch. Tính đến nay, Vĩnh Châu đã xuống giống được gần 300 ha hành giống, tập trung ở xã Vĩnh Hải, Lai Hòa.

Canh tác hành giống đem lại thu nhập cao, do thời vụ ngắn, giá bán cao so với hành thương phẩm, nhưng vụ sản xuất này thường gặp bất lợi về thời tiết, sâu bệnh hại tấn công nhiều hơn. Do vậy bà con cần tập trung quản lý tốt dịch hại. Theo kỹ sư Nguyễn Hữu Thành trưởng trạm bảo vệ thực vật Thị xã Vĩnh Châu thì sâu xanh da láng là đối tượng bà con cần lưu ý nhất.

Thường thì vào mùa nắng sâu xanh da láng xuất hiện nhiều, gây hại bộ lá làm cho củ phát triển không to, giảm năng suất và gần như sâu bị kháng thuốc nên rất khó phòng trị, nhiều khi phải cộng nhiều loại thuốc lại mới trị được làm chi phí tăng cao.

Cùng thời gian này thì ruộng hành tím của anh Thạch Bun Thol ở ấp Âu Thọ B, xã Vĩnh Hải được cán bộ kỹ thuật Cty Hóa Nông Lúa Vàng hướng dẫn quy trình quản lý dịch hại trên hành và anh đã áp dụng thành công.

Với thời tiết khô hạn và nắng nóng như hiện nay làm cho hành kém phát triển, bộ rễ bị suy yếu,... để giúp cây hành phát triển tốt, nhiều nông dân đã đưa sản phẩm Comcat 150WP vào sử dụng trên ruộng hành mang lại hiệu quả cao, bộ rễ phát trển mạnh, thân hành to và tăng năng suất.

Hành tím là cây màu truyền thống và cũng là mặt hàng đặc sản của tỉnh Sóc Trăng, có chất lượng cao, được tiêu thụ ở đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh thành trong cả nước. Đặc biệt hành tím Vĩnh Châu đang là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao, được nhiều nước ưa chuộng.

Tuy nhiên giá thành thường biến động, nên việc chủ động áp dụng các giải pháp kỹ thuật canh tác để nâng cao chất lượng hành thương phẩm là rất cần thiết. Trong phòng trị sâu hại, bà con cần chú ý chọn giải pháp an toàn hiệu quả, giảm chi phí sản xuất để tăng lợi nhuận.


Có thể bạn quan tâm

Sóc Trăng – Người Trồng Nấm Bào Ngư Tiếp Tục Thắng Lợi Sóc Trăng – Người Trồng Nấm Bào Ngư Tiếp Tục Thắng Lợi

Trồng nấm bào ngư có ưu điểm là không sử dụng thuốc, phân bón, nông dân có thể tận dụng thời gian nhàn rỗi để trồng. Mô hình ít vốn đầu tư, không cần nhiều diện tích, có thể tận dụng chuồng heo, chuồng gà để che mưa, tùy vào diện tích mỗi gia đình. Khoảng 20 ngày sau khi treo phôi là có thể thu hoạch đợt đầu và thời gian thu hoạch kéo dài 3 tháng.

25/11/2014
Mô Hình Xen Canh Hiệu Quả Cho Vùng Bán Sơn Địa Bảy Núi Mô Hình Xen Canh Hiệu Quả Cho Vùng Bán Sơn Địa Bảy Núi

Vùng Bảy Núi (An Giang) với đặc điểm địa hình bán sơn địa, khá thích hợp với các mô hình đa canh và xen canh. Hơn nữa, vườn đồi, vườn rừng núi Cấm đa số trồng nhiều loài cây, như: Xoài, mít, vú sữa, sầu riêng…là những loại cây có thể tận dụng cho dây tiêu đeo bám.

25/11/2014
Phục Tráng Và Bảo Tồn Mía Tím Hòa Bình Phục Tráng Và Bảo Tồn Mía Tím Hòa Bình

Theo thống kê của ngành nông nghiệp, hiện toàn tỉnh trồng khoảng trên 8.700 ha mía, trong đó, khoảng 6.000 ha mía tím, các địa phương trồng nhiều nhất là Cao Phong 2.492 ha, Kim Bôi 1.074 ha, Tân Lạc 1.515 ha, Yên Thủy 1.491 ha. Cây mía tím cho hiệu quả kinh tế cao, được coi là cây giảm nghèo của người nông dân trên địa bàn tỉnh.

25/11/2014
Vị Thủy (Hậu Giang) Trồng Hoa Sinh Thái Trên 220ha Lúa Vị Thủy (Hậu Giang) Trồng Hoa Sinh Thái Trên 220ha Lúa

Nhìn chung, mô hình vẫn áp dụng những kỹ thuật canh tác tiên tiến mà nông dân đã ứng dụng trước đó như: xuống giống lúa đồng loạt để “né” rầy, chương trình IPM, “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm” kết hợp trồng các loại hoa màu sắc sặc sỡ trên bờ ruộng để dẫn dụ thiên địch ăn các loại côn trùng có hại như: rầy nâu, sâu cuốn lá, nhện gié…

25/11/2014
Vụ Thu Hoạch Mì Năm 2014 Mất Mùa, Rớt Giá Vụ Thu Hoạch Mì Năm 2014 Mất Mùa, Rớt Giá

Nhờ được cơ quan khuyến nông xây dựng mô hình sản xuất và chuyển giao các giống mì cao sản nên hầu hết diện tích mì ở đây được trồng các giống mì mới như: KM 94, KM 98, KM 140. Hiện nông dân Phù Cát đang vào chính vụ thu hoạch mì, nhưng giá mì tươi giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, làm người trồng mì rất lo lắng.

25/11/2014