Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cánh Kiến Chưa Có Thị Trường Ổn Định

Cánh Kiến Chưa Có Thị Trường Ổn Định
Ngày đăng: 22/08/2014

Xã Huổi Lèng (huyện Mường Chà) có diện tích nuôi thả cánh kiến lớn nhất trong toàn huyện Mường Chà với diện tích nuôi thả 350ha. Giai đoạn 2005 – 2012, giá cánh kiến ổn định và có lúc tăng cao, mỗi ki lô gam cánh kiến giá từ 70.000 – 250.000 đồng, tùy từng thời điểm.

Người dân thu hoạch tới đâu bán hết tới đó, nên diện tích nuôi thả cánh kiến ngày càng được mở rộng theo từng năm.

Ông Trần Văn Thại, Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ Mường Chà (Lâm trường Đặc sản Lai Châu trước đây) một người đã gắn bó gần 30 năm với cánh kiến cho biết: Vùng lõi để thả cánh kiến đỏ gồm: Hừa Ngài, Huổi Lèng; nếu mở rộng diện tích có các xã: Sá Tổng, Huổi Mý, Pa Ham, Nậm Nèn, Ma Thì Hồ, Sa Lông…

Tuy nhiên, khí hậu, thời tiết của Huổi Lèng là phù hợp hơn để cánh kiến phát triển bởi cây cọ khiết (một loại cây chủ để thả cánh kiến) trồng ở đây có nguồn nhựa dồi dào, thuận lợi cho cánh kiến phát triển; cánh kiến thả Huổi Lèng có hình thức bắt mắt; cánh dầy, béo hơn các vùng khác.

Tuy nhiên, từ năm 2013 đến nay, giá cánh kiến chững dần bởi hầu như các đầu mối thu mua trước đây không còn mua ồ ạt; nhiều hộ dân trong xã thu gom cánh kiến với số lượng lớn cũng lao đao vì không bán được.

Ông Nguyễn Hữu Thụy, ở bản Trung Dình, xã Huổi Lèng những năm trước thường xuyên thu mua cánh kiến để bán cho tư thương với số lượng lớn. Nhưng hiện tại số lượng cánh kiến ông mua gom đã lên đến 10 tấn mà chưa bán được do giá cánh kiến xuống quá thấp; hiện giá cánh kiến tươi chỉ còn 50.000 – 70.000 đồng/kg; giá cánh kiến khô dao động ở mức 70.000 – 90.000 đồng/kg.

Cùng cảnh ngộ là gia đình ông Nguyễn Văn Biên, ông Bảy Dung, ở bản Trung Dình, còn khoảng 20 tấn cánh kiến khô đang “đắp chiếu” chờ người mua. Theo ông Bảy Dung, hiện còn khá nhiều hộ trong xã chưa tiêu thụ được cánh kiến. Nguyên nhân là do một số bạn hàng nước ngoài đang ngừng nhập khẩu loại mặt hàng này nên các đại lý cũng không thu mua trong dân.

Cánh kiến đã tồn tại nhiều thập kỷ trên đất Huổi Lèng, là cây mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân nơi đây. Tuy nhiên, cánh kiến cũng như nhiều cây trồng khác trong tỉnh vẫn phụ thuộc bấp bênh thị trường tiêu thụ. Do đó, giải quyết ổn định “đầu ra” mới là giải pháp hữu hiệu để phát triển nghề nuôi thả cánh kiến.


Có thể bạn quan tâm

Nông dân tránh nắng thu hoạch vụ xuân Nông dân tránh nắng thu hoạch vụ xuân

Để tránh nắng nóng ngột ngạt của những ngày đầu hạ, bà con nông dân nhiều địa phương trong tỉnh Nghệ An đã chọn giải pháp ra đồng vào sáng sớm và chiều muộn. Ở những nơi thuận lợi, nông dân kéo điện ra đồng, suốt đêm thu hoạch vụ xuân, khẩn trương chuẩn bị cho sản xuất vụ hè thu.

26/05/2015
Trồng mướp hương Trồng mướp hương

Ông Trần Văn Vinh ở xóm 2, xã Diễn Thịnh, huyện Diễn Châu (Nghệ An) chuyên trồng mướp hương làm hàng hóa. Với diện tích vườn chỉ 120 m2, bình quân mỗi vụ thu nhập trên 10 triệu đồng.

26/05/2015
Năng suất cánh đồng mẫu lớn đạt gần 80 tạ/ha Năng suất cánh đồng mẫu lớn đạt gần 80 tạ/ha

Theo Sở NN-PTNT, vụ đông xuân 2014-2015, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh thực hiện mô hình cánh đồng mẫu sản xuất lúa chất lượng với diện tích 35ha, năng suất đạt gần 80 tạ/ha.

26/05/2015
HTX Nghĩa Đạo sản lượng dưa chuột xuất khẩu giảm HTX Nghĩa Đạo sản lượng dưa chuột xuất khẩu giảm

HTX Nghĩa Đạo (Thuận Thành - Bắc Ninh) tiến hành thu mua gần 100 tấn dưa chuột vụ xuân của nông dân, giảm 70 tấn so với năm 2014. Trong đó, sản lượng giống dưa bao tử xuất khẩu chỉ đạt gần 40 tấn, giống dưa F1 Đài Loan đạt gần 60 tấn.

26/05/2015
Sản xuất rau theo hướng an toàn Viet GAP vẫn gặp hạn chế về thị trường đầu ra Sản xuất rau theo hướng an toàn Viet GAP vẫn gặp hạn chế về thị trường đầu ra

Theo Sở Khoa học và Công nghệ, đến thời điểm hiện tại, mô hình trồng rau trong nhà lưới, nhà màng giá rẻ đã được các sở, ban ngành quan tâm đầu tư nhân rộng như: Huyện An Phú (An Giang), tổng diện tích đạt được 18.200 m2, lợi nhuận từ 5 – 15 triệu đồng/1.000 m2 nhà mùng và từ 10 – 40 triệu đồng/1.000 m2 nhà lưới.

26/05/2015