Cảnh Giác Với Bệnh Corynespora Trên Cây Cao Su

Thời tiết mưa, nắng thất thường trong những ngày qua là điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện của nhiều loại dịch bệnh trên các vườn cây cao su, trong đó nguy hiểm nhất là bệnh rụng lá mùa mưa (Corynespora). Công tác phòng chống loại dịch bệnh này tại các địa phương cũng đang gặp nhiều khó khăn do thời tiết mưa nhiều và kéo dài trong ngày.
Ông Nguyễn Phong Huy, Chi cục phó Chi cục Bảo vệ thực vật Bình Dương khuyến cáo, trong điều kiện thời tiết hiện nay, bà con nên chú ý thăm vườn cây thường xuyên nhằm phát hiện sớm các loại dịch bệnh trên cây cao su. Nông dân nên tranh thủ những ngày nắng tiến hành phun xịt phòng ngừa bệnh Corynespora với hỗn hợp 2 loại thuốc được khuyến cáo là Hexaconazole và Carbendazim theo tỷ lệ 2:2. Bên cạnh đó, nông dân cũng cần chú ý tăng cường khả năng kháng bệnh của cây cao su bằng việc bón các loại phân đúng liều lượng và đúng lúc.
Có thể bạn quan tâm

Nông dân Võ Tuấn Tú thực hiện thành công mô hình nuôi cá chình (y học gọi là mạn lệ ngư), đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Anh Lê Đình Hải với mô hình nuôi tôm mới của mình, mỗi năm mang lại nguồn thu trên dưới 1 tỷ đồng.

Khởi nghiệp bằng đàn 50 con vịt đẻ, anh Nguyễn Văn Đường (Thái Nguyên) không thể tin rằng 20 năm sau đã có cơ ngơi hàng chục tỷ đồng.

Là người đầu tiên của H.Đăk Tô (Kon Tum) xây dựng mô hình cà phê ghép, sau 10 năm phát triển, ông Cao Văn Luận có thu nhập hơn 300 triệu đồng mỗi năm.

Con cá chép thường sau nửa năm cho ăn đậu tằm nhập từ Trung Quốc biến thành loại cá giòn với thịt ngon, nhưng có người đồn là nhờ ăn hóa chất mà cá biến thành