Cảnh Giác Với Bệnh Corynespora Trên Cây Cao Su

Thời tiết mưa, nắng thất thường trong những ngày qua là điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện của nhiều loại dịch bệnh trên các vườn cây cao su, trong đó nguy hiểm nhất là bệnh rụng lá mùa mưa (Corynespora). Công tác phòng chống loại dịch bệnh này tại các địa phương cũng đang gặp nhiều khó khăn do thời tiết mưa nhiều và kéo dài trong ngày.
Ông Nguyễn Phong Huy, Chi cục phó Chi cục Bảo vệ thực vật Bình Dương khuyến cáo, trong điều kiện thời tiết hiện nay, bà con nên chú ý thăm vườn cây thường xuyên nhằm phát hiện sớm các loại dịch bệnh trên cây cao su. Nông dân nên tranh thủ những ngày nắng tiến hành phun xịt phòng ngừa bệnh Corynespora với hỗn hợp 2 loại thuốc được khuyến cáo là Hexaconazole và Carbendazim theo tỷ lệ 2:2. Bên cạnh đó, nông dân cũng cần chú ý tăng cường khả năng kháng bệnh của cây cao su bằng việc bón các loại phân đúng liều lượng và đúng lúc.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, do nuôi tôm thua lỗ nên người dân ven đầm Thủy Triều ở xã Cam Thành Bắc, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã chuyển sang nuôi cá chẽm. Tuy nuôi cá đang mang lại hiệu quả cao nhưng không ít người dân vẫn tỏ ra lo lắng.

Anh Dũng cho biết, lưới được giăng vào buổi tối, đến sáng kéo lưới thì thấy một con cá rất lớn đang nằm trong lưới. Con cá giãy giụa đã làm rách một phần lưới nhưng không thoát được. Anh Dũng đã dùng dây luồn vào mang con cá, buộc lại, rồi nhờ vài người nữa kéo vào bờ.

Học đi đôi với hành sẽ giúp học viên nắm vững kiến thức và có thể vận dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất. Đây là phương châm của Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Cà Mau khi Trung tâm này đang mở các lớp học tại hiện trường về kỹ thuật nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn xã Quách Văn Phẩm, huyện Đầm Dơi.

Hiện nay, thương lái Campuchia sang An Giang, Cần Thơ tìm mua các loại cá nước ngọt, như: Cá lóc, trê phi, rô, điêu hồng… mang về nước tiêu thụ. Theo thống kê chưa đầy đủ, bình quân mỗi ngày, có khoảng 100 tấn cá xuất sang Campuchia bằng đường tiểu ngạch, nhiều nhất là cá trê phi và cá lóc.

Với tổng đàn gia cầm toàn tỉnh Sóc Trăng khá lớn hơn 4 triệu 600 ngàn con, trong đó cũng còn nhiều mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ, nuôi vịt chạy đồng cũng phát triển nên nguy cơ tái phát dịch cúm có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Đặc biệt khi thời tiết đang dần chuyển sang mùa lạnh thì nguy cơ dịch cúm tái phát ngày càng cao hơn.